Pháp chế là một khái niệm đa nghĩa, được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Nói tới pháp chế là nói tới một xã hội có pháp luật, nếu khơng có
pháp luật thì khơng thể có pháp chế. Sự hiện diện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện là điều kiện cần của pháp chế, bởi “trong chế độ vô pháp luật không thể có những hoạt động pháp luật”. Trong xã hội đó, các quan hệ xã hội quan trọng, đặc biệt là các quan hệ có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nước, tới quyền và lợi ích của nhân dân, cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Trong xã hội, mọi tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang…) và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật. Điều này đòi hỏi cả bộ máy nhà nước nói chung, từng cơ quan nhà nước nói riêng phải được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và hoạt động phù hợp với pháp luật; cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật, thực hiện chính xác, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trước nhà nước, trước nhân dân; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với tổ chức phi nhà nước, giữa nhà nước với nhân dân, giữa người cầm quyền với người chịu sự quản lý phải dựa trên cơ sở pháp luật; nhà nước phải quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội bằng pháp luật, xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật theo pháp luật. Tránh mọi hiện tượng tuỳ tiện của những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động cơng vụ, xóa bỏ tình trạng quản lý tuỳ hứng, lệ thuộc vào tâm trạng và tính cách của người quản lý. Thực
hiện tốt nguyên tắc pháp chế sẽ là cơ sở bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được thống nhất, đồng bộ, phát huy hiệu lực của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội.
- Các tổ chức phi nhà nước được thành lập và hoạt động hợp pháp. Trong xã hội, pháp chế và trật tự pháp luật là cơ sở của đời sống xã hội có tổ chức, nên củng cố pháp chế không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ chung của các tổ chức phi nhà nước. Mỗi tổ chức phi nhà nước đều có những phương pháp, hình thức và nguyên tắc tổ chức, hoạt động riêng, phù hợp với mục đích của tổ chức mình, nhưng nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho cả xã hội nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia nên tất cả các tổ chức khác đều phải có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện pháp luật của nhà nước. Các tổ chức phi nhà nước phải được thành lập hợp pháp, phải hoạt động phù hợp với phạm vi mà pháp luật cho phép; ngồi ra, cịn có trách nhiệm động viên, giáo dục các hội viên tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật của nhà nước. Điều lệ, nghị quyết và các văn bản của các tổ chức phi nhà nước không được trái với pháp luật. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa văn bản của các tổ chức đó với pháp luật thì phải thực hiện theo pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức đảng với chính quyền để tránh hiện tượng bao biện làm thay. Các tổ chức đảng cần gương mẫu, tiên phong trong cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của mỗi bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.
- Mọi cá nhân phải luôn xử sự hợp pháp. Pháp luật bảo đảm cho công dân tự do, bình đẳng, cơng bằng, hạnh phúc, nên việc tn theo pháp luật là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách chính xác, triệt để, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật. Công dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. Để bảo đảm sự an tồn về mặt pháp lý cho mỗi cơng dân, nguyên tắc pháp chế cho phép công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm. Tuy nhiên, khi sử dụng các quyền, tự do dân chủ, công dân không được gây thiệt hại đến lợi ích, tự do của cá nhân khác và
của xã hội. Ngồi ra, pháp chế cịn địi hỏi mọi cá nhân khác, như: Người nước ngồi và người khơng quốc tịch cũng phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nước mà họ sinh sống.
Tóm lại, pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật hồn thiện và sự tơn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành một cách chính xác, thường xuyên, thống nhất bởi nhà nước và xã hội, nhằm xây dựng xã hội có trật tự, kỷ cương, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động của toàn xã hội.
Pháp chế có mối quan hệ mật thiết với những bộ phận khác của thượng tầng kiến trúc. Pháp chế là điều kiện quan trọng để củng cố, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh; là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện dân chủ xã hội. Dân chủ không thể thiếu pháp chế, pháp chế là nền tảng vững chắc nhất để duy trì và thực hiện những nguyên tắc của dân chủ, tạo ra tính tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ cương của xã hội, bảo đảm công bằng xã hội. Dân chủ là cơ sở, thước đo, đồng thời là mục đích của việc thực hiện pháp luật có hiệu quả và chế độ pháp chế đích thực. Sự phát triển của xã hội địi hỏi phải khơng ngừng củng cố và mở rộng dân chủ, nhưng việc mở rộng dân chủ phải đi liền với việc tăng cường pháp chế để tránh hiện tượng dân chủ quá trớn, tuỳ tiện. Như vậy, pháp luật và pháp chế là điều kiện để xác lập, củng cố và bảo vệ chế độ dân chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm cơng bằng xã hội. Vì thế, dân chủ càng được mở rộng thì pháp chế càng cần được tăng cường và ngược lại việc tăng cường pháp chế sẽ là điều kiện để củng cố, phát triển dân chủ xã hội.
Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là cơ sở của pháp chế. Để có pháp chế, địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, có sự tự giác thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, một bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả trong việc bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Pháp chế là môi trường làm cho pháp luật phát huy được vai trò, hiệu lực, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội. Sự phát triển của pháp chế phụ thuộc vào tình trạng của pháp luật, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ, cơng chức nhà nước và của mọi công dân.
Pháp chế liên quan chặt chẽ với an toàn pháp lý. An toàn pháp lý là sự an toàn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, bảo đảm cho các tổ chức và cá nhân sự bình yên trong cuộc sống, tự do sinh sống và hoạt động theo những quy định của pháp luật. Vì vậy, khi tiến hành bất kỳ cơng việc gì cũng phải lường trước những hậu quả pháp lý có thể xảy ra, cần biết được những quy định pháp luật về vấn đề đó như thế nào. Sống và làm việc theo pháp luật là một sự an toàn tốt nhất và cao nhất của mỗi tổ chức và cá nhân trong điều kiện hiện nay.
Pháp chế là nhu cầu và điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu của pháp chế sẽ tạo cho đời sống xã hội có trật tự, kỷ cương cần thiết, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội được thống nhất, đồng bộ nhịp nhàng, được vận hành theo quy định của pháp luật trong quá trình tồn tại và phát triển.
Pháp chế vừa là nhu cầu, vừa là kết quả khách quan của quá trình thiết lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, pháp chế và trật tự pháp luật là những điều kiện quan trọng để củng cố, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải không ngừng củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các vi phạm pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều cần được xử lý theo pháp luật.