Các tình huống xâm phạm thương hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngồi làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh và giá trị thương hiệu.

Các xâm phạm thương hiệu có thể là hành vi vơ tình hoặc cố ý từ một đối tượng bên ngoài (đối tác, đối thủ, cá nhân người tiêu dùng hoặc một tổ chức bất kỳ...). Có rất nhiều những tình huống được xem là xâm phạm thương hiệu, điển hình trong số đó là các tình huống như:

- Sự xuất hiện của hàng giả (hàng nhái). Đây là xâm phạm điển

hình nhất và thường gặp nhất. Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các loại sau:

+ Hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, cơng dụng khơng đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

+ Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc phịng bệnh, chữa bệnh cho người, vật ni khơng có dược chất; có dược chất nhưng khơng đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc bảo vệ thực vật khơng có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; khơng đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

+ Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

+ Tem, nhãn, bao bì giả.

Như vậy có thể nhận thấy, hàng giả được liệt kê trong Nghị định này về cơ bản gồm: Hàng giả về nhãn hiệu, hàng giả về kiểu dáng công nghiệp, hàng giả về chất lượng, hàng giả về nguồn gốc xuất xứ và hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.

- Tạo điểm bán tương tự hoặc giống hệt là trường hợp xâm phạm

tinh vi hơn vì nó khơng bị điều chỉnh bởi các quy định hiện hành về hàng giả. Vấn đề là với điểm bán được thiết lập giống hệt hoặc tương tự của một thương hiệu nào đấy sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, dẫn đến suy giảm uy tín hoặc gây thiệt hại cho thương hiệu bị xâm phạm. Đây là một trong số các hành vị bị điều chỉnh bởi Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi này thường cũng không dễ xử lý trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp cũng là những hành vi khá phổ biến.

- Các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ ngồi quy định tại Điều 213

của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sử dụng trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả...

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo

cạnh tranh và cố ý nhắm đến những hiểu nhầm cho người tiêu dùng về đối thủ, phá hoại trang web, ...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)