KHÁI QUÁT VỀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 1 Khái niệm truyền thông thương hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 53 - 55)

TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

5.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 1 Khái niệm truyền thông thương hiệu

5.1.1. Khái niệm truyền thông thương hiệu

Truyền thơng (communication) được hiểu là q trình chia sẻ thơng tin, là một kiểu tương tác xã hội, trong đó có ít nhất 2 tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung.

Truyền thơng thương hiệu thực chất là một hoạt động trong những hoạt động truyền thông marketing, theo đó Truyền thơng thương hiệu (Brand Communication) là q trình tương tác và chia sẻ thơng tin về thương hiệu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng và các bên có liên quan. Như vậy, truyền thơng thương hiệu như là hoạt động

giao tiếp chủ yếu nhất của doanh nghiệp (hoặc một tổ chức, cá nhân, địa phương) với các bên có liên quan trong hoạt động của mình, gồm cả bên trong và bên ngồi của doanh nghiệp/tổ chức đó. Hình 26 mơ tả khái quát sơ đồ truyền thông, giao tiếp của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các hoạt động truyền thông nội bộ và các hoạt động truyền thơng ra bên ngồi.

Hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp

Hệ thống truyền thông, giao tiếp

Giao tiếp, truyền thông nội bộ Giao tiếp, truyền thơng với bên ngồi

Bản tin cho nhân viên Tài liệu hướng dẫn an toàn

Hướng dẫn vận hành Chỉ thị quản lý Các thông tin nội bộ khác Hoạt động tập thể, xã hội

Quảng cáo công chúng Quan hệ

Hội chợ thương mại

Truyền thông thương hiệu nội bộ bao gồm các hoạt động truyền thơng bên trong doanh nghiệp, có thể là truyền thơng nội bộ theo chiều dọc và truyền thơng nội bộ theo chiều ngang. Theo chiều dọc có truyền thơng từ trên xuống (bao gồm các mệnh lệnh, chỉ thị điều hành công việc; thông tin tuyên truyền và phổ biến về chiến lược và kế hoạch kinh doanh, phát triển thương hiệu; các thông tin hướng dẫn, gợi ý thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các bộ phận...; các hoạt động xã hội khác) và truyền thông từ dưới lên (như các thông tin phản hồi, báo cáo; các đề xuất ý kiến, kiến nghị; những phản ánh, khiếu nại; các sáng kiến, giải pháp hữu ích; nguyện vọng, đề đạt...). Theo chiều ngang có thể là truyền thơng giữa các bộ phận ngang cấp trong cùng một đơn vị hay bộ phận, truyền thông cá nhân giữa các thành viên trong bộ phận và với các cá nhân khác bộ phận. Thông điệp trong truyền thông ngang rất đa dạng, phức tạp và khơng phải khi nào cũng là thơng điệp chính thức, cơng khai, có thể kiểm sốt được.

Từ một góc nhìn khác, truyền thơng nội bộ không phải khi nào cũng chỉ tồn tại những thơng điệp chính thức (như mệnh lệnh, chỉ thị,

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)