Tranh chấp thương hiệu là những xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên liên quan đến thương hiệu trong sở hữu và khai thác.
Như vậy thì tranh chấp thương hiệu có nguồn gốc chủ yếu từ những xâm phạm thương hiệu, những ứng xử thiếu viện dẫn pháp lý và thái độ xem nhẹ giá trị thương hiệu dẫn đến có những mâu thuẫn về quyền lợi (quyền
sở hữu, quyền nhân thân của chủ sở hữu thương hiệu và các quyền khác như quyền sử dụng, quyền khai thác và các quyền phái sinh khác liên quan đến các tài sản và thành tố thương hiệu như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả và các quyền liên quan..., độc quyền kinh doanh và sở hữu tên thương mại, các bí mật kinh doanh).
Tuy nhiên, không phải mọi xâm phạm, hoặc ứng xử chưa đúng đều xảy ra tranh chấp đối với thương hiệu, vì thực tế có khá nhiều xâm phạm, ứng xử do vơ tình và có thể được chấm dứt ngay lập tức khi được khuyến cáo hoặc thơng báo từ phía chủ sở hữu cũng như các bên có liên quan khác.
Về bản chất, tranh chấp thương hiệu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các bên có liên quan về thương hiệu (quyền tài sản, quyền nhân thân, quyền sử dụng và khai thác...). Mâu thuẫn và xung đột có thể ở những mức độ và phạm vi khác nhau và luôn tiềm ẩn phát sinh những thiệt hại nhất định cho trước hết là chủ sở hữu đối với thương hiệu.
- Tranh chấp thương hiệu có thể xảy ra với đồng thời nhiều bên. Thực tế, không phải khi nào tranh chấp thương hiệu cũng chỉ liên quan đến hai bên mà thường có thể liên quan đồng thời với nhiều bên như bên xâm phạm, bên chủ sở hữu và các bên thứ ba khác (như nhượng quyền thứ cấp, cấp phép phái sinh, tham gia góp vốn...). Vì thế, khi xảy ra tranh chấp thương hiệu với đồng thời càng nhiều bên thì quá trình giải quyết càng phức tạp.
- Tranh chấp có thể diễn ra trong cùng một liên kết, chẳng hạn tranh chấp xảy ra giữa các đơn vị thành viên trong cùng một liên kết như hợp tác xã, hiệp hội, làng nghề hoặc thậm chí trong cùng một tập đồn, tổng công ty. Các tranh chấp trong trường hợp này thường là phân quyền sử dụng và khai thác đối với thương hiệu, tranh chấp về nghĩa vụ đóng góp, tranh chấp về phân chia tài sản thương hiệu khi chia tách hoặc sáp nhập...
- Xu hướng phát sinh các tình huống tranh chấp mới. Trong quá trình xử lý các tranh chấp thương hiệu, đơi khi có thể phát sinh thêm các tình tiết mới và có thể dẫn đến các tranh chấp khác. Thực tế này đã gặp
khá nhiều ở những doanh nghiệp khi chưa có đầy đủ bằng chứng hoặc thông tin về các xâm phạm thương hiệu và việc xử lý tranh chấp thương hiệu theo hướng chủ quan, thiếu khách quan và bộc lộ những khiếm khuyết từ q trình sử dụng và khai thác thương hiệu. Có thể lấy ví dụ như khi xử lý tranh chấp liên quan đến việc sử dụng một cách trái phép một tên thương hiệu, nhưng trong quá trình xử lý, phát hiện thêm những xâm phạm về sáng chế, hoặc bản thân bên bị xâm phạm lại có những xâm phạm về quyền đối với các thương hiệu khác (thương hiệu thứ ba).