Kỹ năng phân tích tình huống và xử lý tranh chấp thương hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 48 - 50)

trường cạnh tranh lành mạnh, chống lại những xâm phạm thương hiệu.

4.3.4. Kỹ năng phân tích tình huống và xử lý tranh chấp thương hiệu thương hiệu

Để xử lý các tình huống tranh chấp thương hiệu, vấn đề quan trọng là phải phân tích được các tình huống theo hướng chỉ rõ những xâm phạm về hình thức, tình tiết, mức độ, điều kiện và thời điểm, địa điểm của các xâm phạm. Từ thực tế của các tranh chấp thương hiệu cho thấy thường khi một thương hiệu bị xâm phạm có thể có rất nhiều dạng thức xâm phạm khác nhau với quy mơ khác nhau, trong đó những trường hợp cố ý xâm phạm thường là tổng hợp của nhiều hành vi khác nhau như xâm phạm cả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, ... vì vậy cần phân tích riêng từng hành vi để tổng hợp và đánh giá mức độ thiệt hại có liên quan.

Hoạt động phân tích tình huống xâm phạm cần tập trung vào những nội dung như:

- Xác định cụ thể từng hành vi xâm phạm để thấy rõ rằng thương hiệu đã bị xâm phạm về nhãn hiệu, hoặc kiểu dáng công nghiệp, hoặc sáng chế, hoặc quyền tác giả ... hoặc về tất cả các trường hợp đó. Vấn đề này cần dựa trên những căn cứ pháp lý mà chủ sở hữu có các quyền liên quan được pháp luật thừa nhận.

- Xác định mức độ xâm phạm của từng hành vi, vì khơng phải mọi hành vi xâm phạm đều có mức độ giống nhau. Mức độ xâm phạm có thể khác nhau đối với nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

- Xác định quy mô xâm phạm và những thiệt hại thực tế hoặc ước tính đối với chủ sở hữu thương hiệu và các bên liên quan đến thương hiệu để quy trách nhiệm và đặt ra mức độ đòi bồi thường đối với các bên xâm phạm một cách hợp lý, hợp pháp.

Về các bước xử lý tranh chấp thương hiệu, có thể có nhiều phương án cho chủ sở hữu lựa chọn. Tuy nhiên, khuyến cáo các bên bị xâm phạm tuân thủ theo trình tự ưu tiên các bước giải quyết như trên hình 25 dưới đây:

Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan là việc doanh nghiệp cần chủ động tập hợp các bằng chứng chứng minh

tính hợp pháp của mình đối với các thành tố và yếu tố liên quan đến thương hiệu như sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, quyền tác giả và các quyền liên quan (nếu có) để làm căn cứ đòi các bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Đây là bước mà thực tế có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua khi xử lý các tranh chấp thương hiệu, dẫn đến phát sinh những tình tiết và tranh chấp mới, gây phức tạp cho xử lý tranh chấp thương hiệu.

Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu là việc doanh nghiệp tập hợp tất cả những bằng chứng, chứng minh về

hành vi xâm phạm khác nhau của các bên liên quan như xâm phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bố trí điểm bán, bao bì hàng hố... Đây được xem là bước rất khó khăn, nguy hiểm vì những người cố tình xâm phạm thường tìm mọi cách che dấu hành vi, khai thác những điểm yếu của doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu để xâm phạm. Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bị xâm phạm khơng thể tự mình tập hợp

Hình 25: Trình tự ưu tiên xử lý các xâm phạm và tranh chấp thương hiệu

Chứng minh

tính hợp pháp Bằng chứng

xâm phạm Cảnh báo,

thương lượng Can thiệp của

được những bằng chứng này mà phải thuê hoặc nhờ sự can thiệp của các cơ quan chuyên môn, chức năng.

Cảnh báo, thương lượng là bước doanh nghiệp đưa ra những thông

báo cảnh báo đối với các bên xâm phạm để họ có thể chấm dứt hành vi xâm phạm. Thông thường với những trường hợp vơ tình xâm phạm (do khơng tìm hiểu kỹ khi xây dựng thương hiệu hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ...) thì những bên xâm phạm sẽ nhanh chóng và tự giác điều chỉnh các hành vi của mình, cịn với những trường hợp cố tình thì việc cảnh báo trong nhiều trường hợp sẽ khơng có kết quả. Việc cảnh báo cũng có thể tiến hành đối với người tiêu dùng để họ nhận ra và phân biệt được giữa sản phẩm thật và những sản phẩm xâm phạm thương hiệu và sở hữu trí tuệ. Thương lượng thường ít gặp và chỉ trong những tình huống đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tận dụng và khai thác ngay những điều kiện cơ sở vật chất của bên xâm phạm.

Huy động và nhờ trợ giúp can thiệp của các cơ quan chức năng

là bước đi tiếp theo trong xử lý các tranh chấp thương hiệu, theo đó, doanh nghiệp cần nhờ trợ giúp từ các cơ quan chức năng như thanh tra sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, cơng an... Tuỳ theo hành vi xâm phạm và nội dung của các xâm phạm mà sẽ nhờ đến sự trợ giúp, can thiệp của những cơ quan khác nhau. Quyết định nhờ cơ quan nào phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích các hành vi xâm phạm thương hiệu.

Kiện tụng nếu thấy cần thiết. Thường việc theo đuổi vụ kiện là bước cuối cùng được khuyến cáo bởi vì như trên đã nói, tham gia vụ kiện sẽ có thể gây tổn hại về uy tín thương mại và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, gây tốn kém về tài chính và thời gian, nên doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi đưa vụ tranh chấp ra toà.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)