Các biện pháp chống sa sút thương hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 39 - 41)

Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm

Một thương hiệu sẽ khơng được bảo vệ chắc chắn nếu nó khơng tự khẳng định được mình thơng qua chất lượng của hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng tìm đến một thương hiệu khác nếu thương hiệu quen thuộc khơng làm họ hài lịng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ hay những giá trị gia tăng mong đợi. Vì thế, việc nâng cao chất lượng hàng hố, dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới.

Ngày nay cùng với sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, hàng hố được các cơ sở sản xuất ra có sự khác biệt khơng nhiều về các chỉ tiêu chất lượng, thậm chí trong nhiều trường hợp người tiêu dùng khó có thể nhận ra được những sự khác biệt đó, chính vì thế mơi trường giao tiếp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, những dịch vụ

sau bán sẽ là cực kỳ quan trọng để giữ chân và thu hút khách hàng. Trong những trường hợp này lòng tin của người tiêu dùng cũng như một rào cản vững chắc bảo vệ thương hiệu.

Hình thành phong cách cơng ty (văn hóa doanh nghiệp)

Vấn đề văn hố doanh nghiệp ln là động lực và là nền tảng để phát triển thương hiệu. Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội để mọi thành viên tham gia đầy đủ hơn vào những hoạt động của công ty, biết trân trọng những giá trị mà các thế hệ người lao động trong cơng ty đã tạo dựng và gìn giữ. Đó cũng chính là những triết lý mà thương hiệu cần theo đuổi. Một thương hiệu mạnh luôn dựa trên nền tảng của văn hoá doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi đề cập đến tài sản thương hiệu, có thể tiếp cận trên cả 3 khía cạnh là tài sản thương hiệu dựa trên giá trị tài chính (Finance Based Brand Equity - FBBE), tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng (Customer Based Brand Equity - CBBE) và tài sản thương hiệu dựa trên nhân viên (Employee Based Brand Equity - EBBE). Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chính là tạo dựng một nền tảng để phát triển tài sản thương hiệu dựa trên nhân viên, từ đó các cam kết thương hiệu được thực hiện đầy đủ và gắn bó với những giá trị mà thương hiệu của doanh nghiệp theo đuổi, đảm bảo phát triển tốt và đồng bộ được các điểm tiếp xúc thương hiệu, nhất là điểm tiếp xúc qua nhân viên và các hoạt động truyền thông, giao tiếp.

Tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ và cam kết thương hiệu nhằm tạo ra sự cảm nhận tốt hơn cho người tiêu dùng và công chúng

đối với sản phẩm do cơng ty cung ứng. Bên cạnh đó, mỗi thành viên khi cam kết thực hiện đầy đủ những quy định và tự thực hiện tốt các cam kết thương hiệu sẽ góp phần hồn thiện hơn sản phẩm và q trình cung ứng sản phẩm ra thị trường. Điều này sẽ nâng cao chất lượng cảm nhận của sản phẩm và tạo dựng được những hình ảnh đẹp cho thương hiệu.

Truyền thông thương hiệu nội bộ chính là để cho mọi thành viên trong doanh nghiệp thấu hiểu những giá trị đang theo đuổi và từ đó đáp ứng tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng, hình thành giá trị riêng cho

thương hiệu và phát triển được các tài sản thương hiệu cả theo tiếp cận khách và tiếp cận nhân viên. Truyền thông thương hiệu nội bộ cũng cần quan tâm đến các hình thức truyền thơng dọc từ trên xuống và cả từ dưới lên, truyền thông ngang giữa các bộ phận trong doanh nghiệp cũng như giữa các cá nhân.

Từ góc độ giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng và các bên liên quan (cộng đồng, các nhà đầu tư, các cổ đơng, chính quyền...) thương hiệu được xem như lời cam kết của doanh nghiệp với khách hàng và các bên liên quan, theo đó, trong thực tiễn hoạt động của mình, doanh nghiệp ln phải đưa ra rất nhiều cam kết khác nhau. Các cam kết có thể là cam kết ngầm định (không công khai) hoặc cam kết cơng khai, cũng có thể những cam kết mà doanh nghiệp đưa ra sẽ bị hoặc không bị ràng buộc về pháp lý. Cho dù là cam kết nào thì doanh nghiệp cũng sẽ phải nỗ lực để thực hiện một cách tốt nhất có thể để tạo dựng lòng tin đối với khách hàng và các bên liên quan. Khi doanh nghiệp vi phạm các cam kết (dù ngầm định hay công khai, ràng buộc hay không ràng buộc về pháp lý) thì hậu quả ln là sự khơng hài lịng và thậm chí là quay lưng lại của khách hàng, người tiêu dùng và các bên liên quan. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ và tốt nhất các cam kết đã đưa ra và lời khuyên của các nhà quản trị là doanh nghiệp chỉ nên đưa ra những cam kết khi có điều kiện và năng lực thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)