Phát triển thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 124 - 127)

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

6.3.2. Phát triển thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp

các sản phẩm nông nghiệp

Ngày nay, vấn đề thương hiệu tập thể đang rất được chú trọng, xuất phát từ những đặc thù riêng có của nó. Khác với thương hiệu thông thường, thương hiệu riêng của các doanh nghiệp, thương hiệu tập thể là

một dạng thức của thương hiệu, theo đó gồm khơng chỉ một chủ sở hữu mà đồng thời nhiều doanh nghiệp (hoặc tổ chức, cá nhân) cùng sở hữu thương hiệu tập thể đó.

Thương hiệu tập thể là thương hiệu chung của các sản phẩm do các

doanh nghiệp khác nhau trong cùng một liên kết đồng sở hữu. Các liên kết có thể là:

- Liên kết kinh tế của các công ty thành viên của một tập đồn, một tổng cơng ty (chẳng hạn, Vinaconex, Viglacera được coi là một thương hiệu tập thể và cũng còn được gọi là thương hiệu tập đoàn);

- Liên kết của các cơ sở trong một khu vực làng nghề (chẳng hạn, gốm Phù Lãng, gốm Bát Tràng, mây tre đan Phú Vinh là thương hiệu tập thể gắn với các làng nghề truyền thống);

- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong một khu vực địa lý (chẳng hạn nước mắm Phú Quốc, Vải thiều Thanh Hà, Nhãn lồng Hưng Yên, Bưởi Phúc Trạch là những thương hiệu tập thể gắn với các yếu tố chỉ dẫn địa lý);

- Liên kết giữa các thành viên trong một Hiệp hội (chẳng hạn VASEP là thương hiệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Chè Việt là thương hiệu tập thể của Hiệp hội chè Việt Nam) [17].

Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 và Luật Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Phát triển thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp là việc làm gia tăng tên tuổi, hình ảnh và giá trị hàng nơng sản ở một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia và không ai có quyền độc chiếm, chuyển nhượng. Việc khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý được chính quyền giao cho một tổ chức tập thể thay mặt quản lý và khai thác. Vì thế, việc phát triển các chỉ dẫn địa lý thông qua gia tăng khai thác thương mại

bằng gia tăng sản xuất sản phẩm đặc sản chính là một hình thức để phát triển giá trị tài sản quốc gia.

Phát triển thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín thương hiệu và nâng cao hình ảnh của quốc gia, giữ gìn và bảo vệ những giá trị địa phương, khẳng định bản sắc dân tộc; phát triển ngành, nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, thơng qua phát triển các thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý cũng góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi người sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xu hướng chung trong phát triển thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý là:

- Kết nối được giữa nhóm sản phẩm và thương hiệu tập thể mang tên của chỉ dẫn địa lý. Đây là xu hướng được sử dụng phổ biến, theo đó, ln có sự gắn kết mạnh giữa thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý. Sự tương tác và hỗ trợ qua lại giữa chỉ dẫn địa lý và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ làm cho uy tín thương hiệu của cả hai được khẳng định. Nhờ chỉ dẫn địa lý mà sản phẩm được tin dùng hơn do những khác biệt và đặc sắc về chất lượng, trong khi đó, thương hiệu doanh nghiệp sẽ củng cố niềm tin vào chỉ dẫn địa lý. Sự kết hợp này thường được thể hiện dưới dạng của mơ hình đa thương hiệu.

- Kiểm soát được việc sử dụng, khai thác thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý. Không thể phát triển thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý khi thiếu sự kiểm sốt trong q trình sản xuất sản phẩm, sử dụng và khai thác đối với chỉ dẫn địa lý. Do chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia, gắn với một tổ chức tập thể, nên rất dễ bị lợi dụng, khai thác bất hợp lý theo hướng tiêu cực. Việc kiểm soát cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các khâu từ sản xuất, đến chế biến, phân phối đối với tất cả mọi chủ thể có liên quan. Quy chế sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý là một khung khổ pháp lý cần thiết bên cạnh sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền sở tại.

- Trao quyền cho tổ chức tập thể và tách biệt giữa quản lý nhà nước với hoạt động khai thác, sử dụng thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý cần được trao quyền quản lý sử dụng và khai thác cho tổ chức tập thể đại diện cho các chủ thể có liên quan thay vì tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này sẽ gắn kết trách nhiệm với quyền lợi của các chủ thể liên quan. Từ đó khống chế và kiểm sốt tốt nhất những hành vi xâm phạm đối với thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị thương hiệu: Phần 2 (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)