Nhóm nhân tố này ln tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nơng nghiệp bền vững. Nhóm các nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ mơ của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn; sự phát triển các khu công nghiệp đô thị; dân số, lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng (trình độ dân trí, trình độ chun mơn, tập qn sản xuất…)
Thị trường gắn liền với kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, các quan hệ kinh tế đều thực hiện thông qua thị trường. Các yếu tố cơ bản của thị trường là cung, cầu và giá cả. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sản xuất, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nơng nghiệp. Tính đa dạng của các nhu cầu tác động mạnh mẽ đến việc biến đổi số lượng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thị trường không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện chức năng thu hút các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất nơng nghiệp như: vốn, lao động, vật tư, công nghệ…
Thị trường với bản chất của nó là tự phát, dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất và gây lãng phí các nguồn lực xã hội, vì thế cần có sự quản lý can thiệp của Nhà nước ở tầm vĩ mô để thị trường phát triển đúng hướng lành mạnh, tránh rủi ro. Để khai thác được nhân tố này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nghiên cứu nhu cầu thị trường để làm cơ sở cho việc phát triển bền vững nông nghiệp.
Trong điều kiện tồn cầu hóa như hiện nay, tất cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các quốc gia mở cửa, hội nhập đều tác động với nhau, nên những biến động của nền kinh tế thế giới, của thị trường thế giới có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững nơng nghiệp nói riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu hiện nay đang tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, trong đó tác động đến nơng nghiệp phát triển bền vững nơng nghiệp nói riêng trên nhiều khía cạnh, chí ít có thể nhận diện ngay là: hàng nơng sản xuất khẩu khơng tiêu thụ được có thể làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nếu nặng thì có thể là phá sản hàng loạt các trang trại kinh doanh nông nghiệp dẫn đến lao động thất nghiệp; hàng triệu cơng nhân khơng có việc làm tràn về nơng thơn khơng chỉ gây xáo trộn nông nghiệp, nông thơn, bức xúc cơng ăn việc làm, mà cịn nhiều vấn đề bức xúc khác. Thế giới năm 2008 đã có khoảng 30 triệu người thất nghiệp, Việt Nam tuy chưa có con số thống kê, nhưng chí ít cũng phải con số hàng vạn, riêng ở Bắc Ninh là trên 4000 người.
Tồn bộ nền kinh tế nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng, nếu chỉ có tác động của quy luật thị trường thì sẽ vận động một cách tự phát và khơng tránh khỏi rủi ro và lãng phí các nguồn lực. Do đó, với chức năng của mình, Nhà nước phải ban hành các chính sách về kinh tế đồng bộ cùng với các công cụ quản lý khác để thúc đẩy sự phát triển nơng nghiệp vận động theo hướng có lợi nhất phù hợp với mục tiêu, định hướng đặt ra.
Nông nghiệp là lĩnh vực phát triển lạc hậu, trong đó nguyên nhân đây là lĩnh vực khá rộng, kết cấu hạ tầng đầu tư chi phí lớn, trong khi nguồn lực nơng nghiệp có hạn, nên thường lạc hậu hơn so với các ngành khác. Đến lượt nó kết cấu hạ tầng yếu kém sẽ làm cho nơng thơn phát triển khơng bền vững. Vì vậy, để phát triển bền vững tất yếu phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm các cơng trình hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng kinh tế, xã hội
Sự phát triển công nghiệp dịch vụ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển công nghiệp dịch vụ sẽ tạo ra khả năng cung cấp kỹ thuật, công nghệ và nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nơng thơn, góp phần đưa lĩnh vực này phát triển. Tuy nhiên nó cũng đưa lại những tác động tiêu cực như làm biến đổi kết cấu dân số, lao động, việc làm và môi trường của sản xuất nông nghiệp và nông thôn…