Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 54 - 61)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2.2.2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững ở Bắc Ninh

nghiệp phát triển bền vững ở Bắc Ninh

Kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay, nhất là 5 năm qua, đã ban hành và bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo mơi trường thơng thống, thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tổng số vốn đầu tư năm 2010 ước 19.574 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp 4,3 lần so với năm 2005; tốc độ tăng bình quân mỗi năm 33,4%. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) hàng năm đều đạt trên 50%.

Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:

tỉnh đã chú trọng đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, cụ thể: - Nhiều cơng trình, dự án giao thơng trọng điểm của tỉnh đã đưa vào khai thác sử dụng; nút giao thông quốc lộ 1 mới với tỉnh lộ 277, tỉnh lộ 287, TL 282,… Kết quả, sau 5 năm, các tuyến tỉnh lộ được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo gần 100 km. Giao thông nông thôn, hệ thống các cơng trình thủy nơng được cải tạo, nâng cấp, đến nay, nhiều địa phương (cấp xã) đã cơ

bản bê tơng hóa hết mặt đường. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể đến nay đã đầu tư với tổng kinh phí đầu tư 1.215 tỷ đồng, nhiều đường tỉnh lộ được nâng cấp như: 279, 282, 285, 295... và kết nối liên thông các đường quốc lộ 1A, 18, 38.

- Hệ thống điện được nâng cấp, trong 5 năm, đã đầu tư 1.500 tỷ đồng để

xây dựng 9 trạm 110 KV tại các khu, cụm công nghiệp, cải tạo hệ thống điện lưới nông thôn. Sản lượng điện thương phẩm tăng nhanh, năm 2010 ước 1,8 tỷ Kwh, gấp 2.7 lần so với năm 2005. Nhìn chung hệ thống điện đã cơ bản đáp ứng đựơc nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển nơng nghiệp bền vững.

- Hệ thống cấp thốt nước được chú trọng, đến nay, 100% các đơ thị có nước sạch; xây dựng cơ bản hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh.

- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thơng tiếp tục được hiện đại hố, Bắc Ninh là tỉnh đựơc xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thơng tin, năm 2009 tồn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng LAN. Hoạt động của các mạng công nghệ thơng tin đã góp phần đáng kể trong cơng tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển, hỗ trợ nông nghiệp phát triển bền vững.

- Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng, hoạt động thu hút đầu tư tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Bắc Ninh có 15 khu cơng nghiệp tập trung được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích 7.525 ha (đất KCN 6.541 ha, đất đơ thị 984 ha) Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 42,4%, trên diện tích thu hồi đạt 61%; trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động Tiên Sơn, Quế Võ 1, Quế Võ 2, Quế Võ 3, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong 1, Yên Phong 2, VSIP, Thuận Thành 3; Nam Sơn - Hạp Lĩnh (IGS); thu hút được 262 dự án thứ cấp đầu tư vào các KCN, tổng vốn đầu tư 2.681 triệu USD, hết năm 2010 có khoảng 200 dự án đi vào hoạt động.

- Công tác xây dựng và quy hoạch được quan tâm thực hiện tốt, đảm bảo phát triển đô thị theo hướng hiện đại và nhà ở gắn với khu công nghiệp, khu dịch vụ. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng 20,5%/năm. Cảnh quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt thành thị, nông thôn được đổi thay đáng kể.

- Công tác chỉnh trang đô thị thực hiện tốt hơn, các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện, các đô thị cũ được nâng cấp, cải tạo và mở rộng theo quy hoạch ngày càng văn minh hiện đại. Năm 2007 Thành phố Bắc Ninh được mở rộng về quy mô và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh; huyện Từ Sơn thành thị xã cuối năm 2008. Đến năm 2009, nhiều cơng trình trọng điểm đã hồn thành và đưa vào sử dụng như: Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Thư viện tỉnh, Bảo tàng, Nhà thi đấu đa năng…tạo chuyển biến mới về chất của thành phố tỉnh lỵ; thành phố Bắc Ninh được công nhận là thành phố xanh, sạch đẹp.

Lĩnh vực giáo dục đã được tỉnh đầu tư nâng cấp: mạng lưới trường lớp

được phát triển mạnh, chất lượng giáo dục tồn diện có tiến bộ, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chăm lo xây dựng, cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được cải thiện. Đến cuối năm 2009 - 2010 tồn tỉnh có 145 trường mầm non, với 65.546 học sinh; 150 trường tiểu học, với 2.698 lớp, 79.307 học sinh; 134 trường THCS, với 1.905 lớp, 68.140 học sinh; 37 trường THPT, với 1.071 lớp, 52.645 học sinh. Cơ sở vật chất được nâng cao một bước; tỷ lệ phòng kiên cố đạt 95,5%. Khối giáo dục cộng đồng có 8 trung tâm GDTX và 1 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp với 2.793 học sinh. Các cơ sở đào tạo nghề tăng nhanh, nhiều cơ sở dạy nghề của tỉnh được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực tồn tỉnh có

48 cơ sở dạy nghề trong đó có 2 trường cao đẳng nghề từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục phát triển, chất lượng đào tạo ngày được nâng lên trong 5 năm toàn tỉnh đã đào tạo cho

118.702 lao động trong đó đào tạo nghề là 99.326 người; trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học 18.719 người. Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn được chú trọng đầu tư, tồn tỉnh đã đầu tư 26,65 tỷ đồng và đào tạo cho 28.928 người. Thông qua hệ thống dạy nghề, lao động trong nông thôn được đào tạo tăng dần hàng năm, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nơng nghiệp nói riêng được nâng cao một bước tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững thể hiện bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tổng hợp cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh 2005 - 2010

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện Tổngsố

2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Cơ sở đào tạo

chuyên nghiệp Cơ sở 12 12 12 12 12 12 12

2 Cơ sở đào tạo nghề Cơ sở 21 23 33 37 43 48 48

2.1 Công lập Cơ sở 11 14 17 17 20 20 20

Trường Cơ sở 5 5 6 6 9 9 9

Trung Tâm Cơ sở 7 9 11 11 11 11 11

2.2 Ngồi cơng lập Cơ sở 8 9 16 20 23 28 28

Trường Cơ sở 6 7 9 12 9 9 9

Trung Tâm Cơ sở 2 2 7 8 14 19 19

3 Số nghề đào tạo Nghề 30 31 35 37 40 44 44

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh 2011.

Lĩnh vực giải quyết việc làm: trong 5 năm, đã giải quyết việc làm

110.750 lao động tăng bình quân 7,2%/năm, mỗi năm giải quyết 22 -24 nghìn lao động), tăng 45,2% so với 5 năm trước (5 năm 2001 - 2005; 76,260 lao động) Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 31,5% năm 2006 lên 45% năm 2010. Tỷ lệ sử dụng thời gian sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt trên 84%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 4% năm 2005 xuống còn 3,4% năm 2010. Cơ cấu lao động xã hội có sự thay đổi và chuyển dịch khá; năm 2005 cơ cấu lao động tương ứng 3 khu nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng- dịch vụ là 63,26% - 22,28% - 14,46% đến năm 2010 tỷ lệ ước 42,8% - 33% - 24,2%.

Tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn như: Chương trình giải quyết việc làm 2001 - 2005, chương

trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Nhiều chương trình, đề án tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ, dân số, gia đình và trẻ em có chuyển biến tiến bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác khám chữa bệnh, y tế dự phịng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân và các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ sở vật chất ngành y tế được tăng cường, 5 năm qua đã đầu tư trên 134 tỷ đồng cho hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Việc củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 được triển khai đồng bộ. Năm 2005, hầu hết các trạm y tế cơ sở được kiên cố hoá, 100% trạm y tế có bác sĩ, trên 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Công tác khám chữa bệnh, y tế dự phịng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế dự phòng được củng cố phát triển và hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện phịng chống dịch bệnh, khơng để xẩy ra các ổ dịch lớn trên địa bàn tỉnh.

Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng lên, thu hút nhiều người bệnh đến điều trị, công suất sử dụng giường bệnh bình quân hàng năm trên 120%. Đến nay, 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Cơng tác xã hội hóa về y tế được đẩy mạnh. Hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, đi đôi với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội: tỉnh đã quan tâm tới công tác bồi

thường giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng cho các dự án đầu tư và tạo nguồn quỹ vốn cho đầu tư phát triển; thu hút vốn đầu tư từ thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tăng cao. Cơng tác giảm nghèo ln được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ước cịn 4,5%. GPD bình

quân đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm 2010 ước đạt 1.802 USD. Kết quả điều tra hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2006 Bắc Ninh có 27.615 hộ nghèo chiếm 11,33% thì năm 2010 số hộ nghèo giảm xuống còn 11.843 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,5%. Năm 2010 toàn tỉnh hồn thành xong việc xố nhà tranh cho 2015 hộ nghèo với số tiền đầu tư 65 tỷ đồng, tồn tỉnh khơng cịn hộ đói. Biến động về hộ nghèo thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình hình biến động hộ nghèo

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 TX Từ Sơn 781 2,55 709 2,23 599 1,86 608 1,78 537 1,57 2 H: Tiên Du 4437 13,60 3497 11,80 2763 9,0 1825 5,50 1473 4,67 3 H: Yên Phong 3926 11,63 2912 10,31 2288 7,81 1879 6,09 1375 4,47 4 TP Bắc Ninh 683 3.12 1759 4,70 1485 3,84 1361 3,24 872 2,10 5 H: Quế Võ 4945 13,03 3615 10,65 2756 8,45 2462 6,86 1603 4,73 6 H:Thuận Thành 3586 10,49 3225 9,06 2629 7,32 2359 6,37 1640 4,43 7 H: Gia Bình 5090 19,09 4552 16,79 3865 13,59 2675 9,70 2349 8,83 8 H: Lương Tài 4167 15,94 3785 14,04 3295 12,04 2480 8,78 1994 7,10 Tổng số: 27615 11,33 23385 9,33 19680 7,72 15649 5,82 11843 4,50

Nguồn báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo Bắc Ninh 2006 - 2010.

Lĩnh vực văn hóa thơng tin - phát thanh truyền hình và thể dục thể thao,

đã có bước phát triển kể cả chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng yêu cầu tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Các điểm bưu điện văn hố xã, nhà văn hố xã, thơn, khu dân cư có nhiều hoạt động, thu hút nhiều người dân tham gia. Chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được nâng lên. Nhiều phong trào xã hội lớn hướng về nơng thơn như: Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá; phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hố, gia đình văn hố... được thực hiện. Năm 2010 tồn tỉnh có 85% gia đình văn hố, 69,7% làng, khu dân cư văn hố.

Nhiều lễ hội văn hố truyền thống lành mạnh của làng, xã được khơi phục, duy trì; cùng với đó là phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ phát triển ở nhiều nơi, đi đơi với bài trừ các phong tục, thói quen, các hủ tục lạc hậu được quan tâm nhiều hơn… Các chủ trương, chính sách xã hội có tác dụng nhất định trong xây dựng môi trường nông thôn lành mạnh, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bên vững.

Lĩnh vực an sinh xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức

sống người có cơng với cách mạng, người về hưu được nâng lên. Phong trào đền ơn đáp nghĩa chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có cơng với nước, người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, người khuyết tật…được đẩy mạnh. Là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước hồn thành chương trình phẫu thuật “Đem ánh sáng cho người mù nghèo và các đối tượng chính sách”, thực hiện xố nhà tranh tre cho đối tượng chính sách (đến nay, tồn tỉnh đã hồn thành xố xong nhà tranh tre, vách đất cho hộ nghèo), trợ cấp xã hội...

Lĩnh vực quốc phịng - qn sự địa phương, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Một mặt, Tỉnh đã quan tâm tới hệ thống chính trị ở nơng thơn -

lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ quốc phòng, xây dựng quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Do đó hệ thống này trên địa bàn tỉnh khá vững mạnh, cụ thể Năm 2010, số cơ sở Đảng đạt trong sạch chiếm 83,4% tổng số cơ sở đảng trong tồn tỉnh; số chính quyền cơ sở đạt vững mạnh 85%; số MTTQ đạt vững mạnh 82,88%; số Hội Nông dân đạt vững mạnh 84,4%; Hội Phụ nữ đạt vững mạnh 88%; Hội CCB đạt vững mạnh 99,44%; Đoàn thanh niên đạt vững mạnh 70% . Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được ngành chức năng, cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội tích cực chỉ đạo và thực hiện. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu lại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân. Vì vậy,

an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững, tạo tiền đề vững chắc cho nông nghiệp phât triển bền vững.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w