- Dân số trong độ trong độ tuổ
2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm
3.2.3.1. Thực hiện tốt cơng tác xố đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh
Thực hiện tốt xố đói, giảm nghèo là yếu tố cơ bản để bảo đảm ổn định xã hội, thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt các vấn đề xã hội phát sinh, tạo tiền đề vững chắc cho nơng nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xố đói, giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015, theo nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm bình qn 2%, phấn đấu đến năm 2015 cịn 2,2%.
Để chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, chúng tơi đề xuất, Tỉnh cần chú ý giải quyết tốt các việc sau:
+ Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo như: chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ y tế, chính sách hỗ trợ giáo dục với người nghèo. Đảm bảo 100% các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn vay được hưởng chính sách ưu đãi về vay vốn sản xuất, 100% hộ nghèo được cấp sổ bảo hiểm y tế và hưởng chính sách về bảo hiểm y tế, miễn hoặc hỗ trợ học phí đối với học sinh các hộ nghèo.
+ Tăng cường tổ chức các hoạt động trao đổi, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm tốt, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nghèo. Đặc biệt, phát huy vai trị của chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc động viên, hướng dẫn và giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo, bảo đảm các chính sách tín dụng với người nghèo thực hiện có hiệu quả. Thực tế cho thấy, trong những ngun nhân dẫn đến đói nghèo thì nguyên nhân chủ yếu là không biết tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lười lao động, sản xuất theo kiểu “bóc ngắn, cắn dài”, khơng biết tiết kiệm… cho nên, vai trị của chính quyền cơ sở, các đồn thể chính trị - xã hội nhất là ở khu dân cư là rất quan trọng. Kinh nghiệm ở Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thành lập các tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ giúp nhau vay vốn… để giúp đỡ hội viên vay vốn cần được nhân rộng.
+ Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã nghèo, nhất là đường giao thông, trường học, trạm y tế, thuỷ lợi.
+ Khai thác, huy động các nguồn lực xã hội khác để ủng hộ cho việc thực hiện chương trình, bao gồm nguồn lực của chính người nghèo, ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, sự ủng hộ của các doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân đến sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Có thể nghiên cứu thí điểm mỗi doanh nghiệp lớn, khu cơng nghiệp… gắn kết hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với một xã nghèo.