Nông nghiệp phát triển bền vững là nhiệm vụ lâu dài và phải đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 75 - 79)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

3.1.1. Nông nghiệp phát triển bền vững là nhiệm vụ lâu dài và phải đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn thể hiện thơng qua: Nghị quyết Trung ương 5 (khố IX), BCH Trung ương Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta thời kỳ 2001-2010 đã nêu những u cầu có tính ngun tắc trong CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, địi hỏi q trình đó phải thiết lập và giải quyết mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn với u cầu xã hội, chính trị, an ninh, quốc phịng; giữa nguồn lực và thị trường trong nước với nguồn lực và thị trường nước ngoài; giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, miền, dân tộc, dân cư;

Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khoá X) cũng đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nội dung những quan điểm này khẳng định sự nhất quán về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xác định nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân ln có vị trí quan trọng, chiến lược lâu dài, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Để phát triển bền vững, cần phải coi trọng mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa 3 thành tố: nơng nghiệp, nông dân và nông thôn. Không thể phát triển nông nghiệp bền vững mà lại không đề cập đến nông thôn, nông dân và ngược lại. Sự gắn bó này thể

hiện nơng dân là “chủ thể” của q trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là “căn bản”; phát triển tồn diện, hiện đại hố nơng nghiệp là “then

chốt”. Điều kiện và phương hướng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,

nông thôn phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, phát huy nội lực và tranh thủ nguồn ngoại lực bên ngoài để phát triển.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đưa ra chiến lược phát triển kinh tế 2011 - 2020, phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, cơng nghệ ngày càng cao; đồng thời hồn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học, cơng nghệ; Phát triển nơng nghiệp tồn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phá huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nơng dân, nơng thơn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố lớn có năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân.

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn như đã nêu trên, để xác định phương hướng phát triển cho phù hợp, vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững một cách ổn định, lâu dài, vừa thực hiện được mục tiêu cơ bản trở đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã đặt vấn đề nông nghiệp phát triển

bền vững trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xác định mục tiêu tổng quát về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Tỉnh từ nay đến nay 2015 và định hướng đến năm 2020: Không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và kỹ năng sản xuất cho nông dân; tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Phát triển nền nơng nghiệp hàng hố, đa dạng, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh lương thực. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định rõ sản phẩm chủ yếu của tỉnh để quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung phù hợp với lợi thế của từng huyện, xã. Gắn công nghiệp chế biến với mở rộng thị trường, ưu tiên phát triển nhanh mơ hình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao. Từng bước xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nơng thơn ổn định, giữ gìn bản sắc văn hố truyền thống; nâng cao dân trí, bảo vệ mơi trướng sinh thái. Từ giai đoạn 2015 - 2020 xây dựng Bắc Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trị động lực vùng đồng bằng sông Hồng.

Từ mục tiêu tổng quát này, phương hướng để xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới cần tập trung vào 3 vấn đề: kinh tế, xã hội, môi trường:

- Về kinh tế: xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá,

hiện đại, chất lượng, hiệu quả, bền vững theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và bảo đảm an ninh lương thực trong tỉnh và quốc gia. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng xác định rõ những sản phẩm chủ yếu trong từng giai đoạn phát triển, để hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, quy mô lớn phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, chú trọng ưu tiên phát triển mơ hình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao, cùng với đó là phát triển cơng nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của tỉnh.

- Về xã hội: quan tâm đến xây dựng nông thơn mới gắn với đơ thị hố,

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nơng thơn ổn định, giữ gìn được bản sắc văn hoá địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và kỹ năng sản xuất của họ được nâng lên.

- Về bảo vệ môi trường: ở từng kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án và trong mỗi giai đoạn phát triển phải gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường. Thường xuyên nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong mỗi tổ chức, cá nhân. Có chế tài để bảo đảm vấn đề môi trường được thực hiện trong cuộc sống.

Trong giai đoạn hiện nay, cần nhận thức nông nghiệp phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Nơng nghiệp phát triển bền vững là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái.

Trong chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh, cần chú trọng kết hợp giải quyết đồng bộ ba mặt của phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Sự phát triển bền vững của nơng nghiệp trong tỉnh địi hỏi cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của ngành nơng nghiệp, cần phải phát triển văn hố, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nâng cao thể chất nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xố đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện ăn, ở, đi lại cho người nông dân; giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nông thôn; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị; bảo vệ môi trường sinh thái.

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, phải dựa trên cơ sở cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh

của từng vùng, từng lĩnh vực, nhằm giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh là chủ yếu, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư bên ngoài, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nông nghiệp phát triển bền vững phải đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh, phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN. Coi trọng phát triển lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người, đất đai, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và nhu cầu của thị trường để sản xuất hàng hố với quy mơ lớn, chất lượng, hiệu quả cao; bảo vệ mơi trường phịng chống thiên tai, phát triển nông nghiệp bền vững nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách hài hịa để duy trì và phát triển cuộc sống của người dân trong Tỉnh ở cả giai đoạn hiện tại và không làm ảnh hướng đến sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w