Suy thoái tài nguyên đất, môi trường nông thôn đang bị ơ nhiễm gây khó khăn cho nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 70 - 72)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2.2.4.7. Suy thoái tài nguyên đất, môi trường nông thôn đang bị ơ nhiễm gây khó khăn cho nơng nghiệp

thơn đang bị ơ nhiễm gây khó khăn cho nơng nghiệp phát triển bền vững

Trong q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng CNH, HĐH, bên cạnh mặt tích cực, thì “tình hình ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài ngun đất trong tỉnh Bắc Ninh có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng giảm dần, mơi trường đất bị ơ nhiễm…”. Sự suy thối tài nguyên đất và môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm là do:

Dân số tăng, quá trình đơ thị hố tại các huyện, thành phố của tỉnh càng xảy ra mạnh mẽ đã gây áp lực đối với tài nguyên đất, dẫn đến quỹ đất ngày càng thu hẹp và ô nhiễm mơi trường. Thành phố Bắc Ninh diện tích đơ thị năm 2005 là 968,2 ha, năm 2010 là 1.794,6 ha tăng lên 808,4 ha, nhiều ao, hồ bị san lấp làm đô thị; ở nông thôn cũng xảy ra tương tự. Ở nông thôn vấn đề này cũng xảy ra ao hồ bị san lấp làm nhà ở, cơng trình cống thốt nước chưa được đầu tư, quy hoạch dẫn đến khi gặp trời mưa, nước mưa, nước thải sinh hoạt của dân khơng có lối thốt, tự thấm xuống đất hoặc thải trực tiếp ra nước ao hồ không qua xử lý. Ao hồ lại ngày càng thu hẹp diện tích và khơng được lưu thông cho nên hầu hết nguồn nước bị ô nhiễm.

Ơ nhiễm mơi trường đất do chính các hoạt động nơng nghiệp gây ra. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh cũng nằm chung trong các tỉnh đồng bằng của cả nước đang chuyển từ nền nông nghiệp dựa chủ yếu vào đất sang nền nông nghiệp thâm canh dựa vào sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học công nghệ cho thấy trong điều

kiện nước ta, cứ bón 1 tấn phân khống sẽ cho bội thu từ 10-13 tấn thóc. Song việc sử dụng nhiều phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật là nguyên nhân chính dẫn đến suy thối, ơ nhiễm chất lượng đất, làm tăng tính trơ của đất và tăng dư lượng chất bảo vệ thực vật trong đất. Theo tính tốn, trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất - cây trồng - vật ni - con người. Lượng bảo vệ thực vật tồn dư trong đất cũng gây hại đến vi sinh vật đất làm nhiệm vụ phân huỷ, chuyển các chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn cho dinh dưỡng cây trồng và một cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây trồng, làm suy giảm rất nhiều tính đa sinh dạng học trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu môi trường Bắc Ninh, huyện Lương Tài là nơi sử dụng phân bón khá cao so với bình qn cả tỉnh, trung bình 204 kg phân khống và 1 tấn phân chuồng/ha đối với trồng lúa, trồng mầu còn cao hơn. Cịn theo thống kê của ngành nơng nghiệp, hàng năm nông dân Bắc Ninh sử dụng khoảng 4 vạn tấn urê, 2 vạn tấn lân, 2.000 tấn kali và 125 tấn thuốc trừ sâu nồng độ cao. Dư lượng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đang hàng ngày, hàng giờ tác động làm suy giảm tài nguyên đất đai.

Do ô nhiễm chất thải rắn, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mơi trường nước do phát triển công nghiệp, dịch vụ, tập quán sinh hoạt thiếu ý thức môi trường của nhiều người dân và do hệ thống thu gom chất thải rắn, thoát nước thải trong các khu vực trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả đổ thải bừa bãi lên mặt đất hay nguồn nước sinh hoạt... gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, hầu hết ở nơng thơn, chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn, túi nilon, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật... Lượng chất thải thu gom ở các huyện rất thấp, ngay ở thành phố Bắc Ninh chỉ mới đạt 70 - 75%. Theo phản ánh của cộng đồng dân cư sống dọc bên bờ các sông, nguồn nước của các sơng đang có những thay đổi đáng lo ngại. Nước có mùi hắc, tanh từ mầu sắc đỏ hồng phù sa đã chuyển sang mầu xám đen. Chỉ tiêu PH vượt tiêu chuẩn cho

phép nhiều lần… đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, tài nguyên Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w