Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 28 - 31)

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có kinh tế nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (38% tổng GDP tồn tỉnh); nơng dân chiếm tới hơn 87% tổng dân số. Trong những năm qua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, đã tạo những sự đột phá và tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Số liệu của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho thấy, năm 2009, giá trị sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp của Hà Tĩnh đạt 2.847 tỷ đồng (tăng 3,84% so với năm 2008); tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành đạt 1,9%; sản lượng lương thực cả năm đạt 50,3 vạn tấn, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 40%; giá trị bình qn trên đơn vị diện tích canh tác 36 triệu đồng/ha/năm; độ che phủ rừng bình quân đạt 51,3%. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững, Hà Tĩnh đã thực hiện một số khâu đột phá như:

- Tạo được một bước chuyển biến lớn trong nghiên cứu, ứng dụng thành công các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất như: đưa các giống lúa mới có triển vọng về năng suất, chất lượng vào trồng (giống lúa PC6, P290, Thiên Hương 309, MT 8-9, TBR36...); nhân rộng các giống lạc tốt (L23, L20, RQ2, LĐN1), khoai sọ (KS4), giống cao su PB260...; sử dụng công cụ sạ hàng trong sản xuất lúa ở một số huyện như Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; thâm canh lúa tổng hợp cải tiến SRI, mơ hình 3 giảm - 3 tăng... Tập trung phát triển các loại cây trồng mà tỉnh có lợi thế như: ngơ, lạc, đậu, chè, cao su, cây ăn quả... cho năng suất cao. Trong chăn nuôi, chú trọng phát triển trâu, bò, lợn, hươu và gia cầm.

- Quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình, dự án đầu tư cho nơng nghiệp. Do đó, đầu tư xây dựng cơ bản cũng đạt được một thành tích khá ấn tượng khi hoàn thành chỉ tiêu về khối lượng với giá trị trên 1.150 tỷ đồng (dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang - huyện Vũ Quang, dự án hiện đại hoá đê La Giang - huyện Đức Thọ; dự án cống Đị Điệm và hệ thống kênh trục Sơng Nghèn - Can Lộc, chương trình nước sạch và VSMT nơng thơn...). Các hoạt động phục vụ sản xuất như cung ứng giống, vật tư, nước, bảo vệ thực vật, thú y đều thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

- Tiến hành cơng cuộc chuyển đổi ruộng đất, và mở rộng các mơ hình kinh tế trang trại, một số mơ hình trang trại thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên và rất nhiều trang trại đạt từ 300-500 triệu đồng/năm.

- Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế các xã đặc biệt khó khăn theo dự án 135, các dự án khuyến nông-lâm-ngư

được thực hiện đồng bộ, 789 lượt người đã được tập huấn cách làm ăn mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Đã thực hiện triển khai mơ hình sản xuất rau an tồn theo tiêu chuẩn VIETGAP đạt hiệu quả cao ở thơn Trung Lập xã Tượng Sơn. Mơ hình này đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cải tiến và ứng dụng một số giống mới có giá trị kinh tế như: dưa chuột Chiatai của Thái Lan, mướp, xen với cà tím, rau cải, rau mồng tơi ... được trồng theo qui trình sản xuất rau an tồn tiêu chuẩn VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trong suốt q trình sản xuất khơng phải sử dụng thuốc hóa học, nhưng thu hoạch cao so với trồng lúa gấp 5 lần... [52].

- Có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chè công nghiệp, hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy nông nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 103 tỷ đồng đều phát huy tối đa hiệu quả.

- Trong thời gian tới, để tiếp tục khắc phục những vấn đề suy thồi mơi trường đất, mơi trường nước, mơi trường khơng khí và đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện các dự án hợp tác với Đài Loan về đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất, đảm bảo yếu tố môi sinh, môi trường cho nông nghiệp phát triển bền vững. Cụ thể:

+ Tiến hành khảo sát tại các vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi trong xây dựng mơ hình điểm ở một số địa phương trong tỉnh.

+ Xây dựng nhà máy chế biến rác thải và sản xuất phân bón với mặt bằng khoảng 15 ha; xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh từ than bùn; nhà máy thu mua, gia công và xuất khẩu gạo; sản xuất rau quả công nghệ cao tại 2 huyện Kỳ Anh và Can Lộc; trồng 1.000 ha rừng cây xoan đâu để lấy lá và quả chiết xuất thành thuốc BVTV sinh học. Coi sự hợp tác này là một bước khởi động hết sức quan trọng, là một cuộc cách mạng làm thay đổi phương thức sản xuất từ một nền nông nghiệp lạc hậu, kém hiệu quả sang một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, làm nền tảng để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh [50], [51].

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w