Phát huy thế mạnh của hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, từng bước hình thành quan hệ sản xuất trong

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 99 - 103)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm

3.2.2.2. Phát huy thế mạnh của hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, từng bước hình thành quan hệ sản xuất trong

doanh trong nơng nghiệp, từng bước hình thành quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững

* Đối với kinh tế hộ nông dân, tiếp tục duy trì lâu dài trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhưng hiện nay, kinh tế hộ nông dân ở

Bắc Ninh bộc lộ những hạn chế như: Ruộng đất đã giao ổn định lâu dài và các hộ nông dân đã thực hiện dồn điền đổi thửa, nhưng đất đai còn rất manh mún. Do ruộng đất manh mún, quy mơ nhỏ lẻ nên trình độ canh tác vẫn thủ cơng, q trình CNH, HĐH diễn ra chậm chạp, quy mơ sản xuất nơng nghiệp cịn q nhỏ bé so với yêu cầu của sản xuất lớn và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này, đang làm cản trở cho việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng sản xuất lớn, bền vững. Do đó, cần thiết phải mở rộng quy mơ và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ nông dân. Trong thời gian tới Tỉnh cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

+ Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, tiếp tục thực hiện vận động nhân dân hoàn thiện việc dồn điền đổi thửa để khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp, sao cho mỗi hộ chỉ có từ 1-2 mảnh thay cho 3-7 mảnh như hiện nay.

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ về tài chính, đẩy mạnh q trình tích tụ, tập trung ruộng đất vào tay những người có khả năng, phát triển kinh tế trang trại để hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung quy mơ lớn, nâng cao sức sản xuất và khả năng cạnh tranh.

+ Phát triển mạnh các ngành nghề khác để chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất canh tác vào phát triển khu công nghiệp, khu đơ thị, hoặc do q trình tích tụ, tập trung ruộng đất.

* Đối với tổ chức HTX, thực hiện Luật HTX đã có nhiều đổi mới, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều HTX vẫn cịn trong tình trạng

“bình mới, rượu cũ”, số HTX hoạt động hiệu quả khơng nhiều. Trong xu thế thị

trường hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, vai trò của HTX là rất quan trọng . Vì vậy, Tỉnh cần chú ý:

+ Tiếp tục rà sốt, củng cố các HTX dịch vụ sản xuất nơng nghiệp và các loại hình HTX khác trong nơng nghiệp theo hướng tinh gọn; các HTX không hiệu quả, không đảm bảo được các khâu dịch vụ… thì kiện tồn lại và

phải xác định rõ mơ hình, xây dựng lại phương án kinh doanh để hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cung ứng dầu vào đầu ra cho sản xuất của nơng hộ.

+ Khuyến khích phát triển các tổ hợp tác chuyên sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi, như : tổ hợp tác rau an tồn, tổ hợp tác sản xuất ngơ giống; tổ hợp tác khoai tây giống, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác thuỷ sản… Đây là loại hình phù hợp với các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh trong giai đoạn hiện nay.

+ Trước mắt, các HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp phải tiếp tục vươn tới làm tốt các khâu dịch vụ cơ bản như: làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật, giống, phân bón vơ cơ…, để hỗ trợ cho kinh tế hộ nông dân. Những HTX dịch vụ nông nghiệp không thực hiện tốt chức năng này, cần chấn chỉnh để thực hiện tốt vai trị đó. Hướng lâu dài phải nghiên cứu, phát triển mơ hình HTX tổ chức sản xuất. Trong đó HTX là trung gian, có tư cách pháp nhân, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu về sản xuất, nông dân là người thực hiện; cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng đã ký. Đây là cách làm phù hợp trong điều kiện hiện nay, tuy nhiên phải có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ để tránh vi phạm hợp đồng, nhất là đối với phía người nông dân.

* Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

- Tỉnh cần có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh và của Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, tham gia các hoạt động dịch vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh bao gồm: ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho nơng dân vay vốn; các doanh nghiệp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp, các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

- Tỉnh cần có cơ chế chính sách hình thành mạng lưới các nhà phân phối trong và ngồi nước về các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao, có thương hiệu của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông

nghiệp. Bởi lẽ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông nghiệp là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định quy mô sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo điều kiện để phát triển nơng nghiệp bền vững. Để hình thành được mạng lưới này, Tỉnh cần quan tâm tới việc:

+ Tăng cường tiếp thị quảng cáo, tìm kiếm thị trường, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hố, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

+ Xây dựng phương án tiêu thụ nơng sản hàng hố hàng năm và tập trung vào các sản phẩm nơng nghiệp chính của tỉnh, đồng thời, tư vấn với Nhà nước hình thành quỹ hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu, để hỗ trợ cho việc xây dựng các đại lý, đại diện trên thị trường trọng điểm, đăng ký thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm đặc sản của Tỉnh ở thị trường trong nước và quốc tế nhằm phát triển thị trường nông sản.

+ Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ở Hà Nội, Quảng Ninh... từng bước tạo ra mối kiên kết và quan hệ lâu dài giữa người sản xuất, lưu thơng và phân phối mang tính chất ngành hàng có tính thương mại cao, hình thành và ổn địng việc thu mua bn bán trên từng địa phương, từ đó tổ chức lại mạng lưới thương nghiệp trọng tâm là khu vực nơng thơn như: thóc gạo, khoai tây, rau xanh, thịt lợn, thịt bò... là các nơng sản hàng hố có lợi thế so sánh của Bắc Ninh.

+ Củng cố và hồn thiện hệ thống dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp, hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân.

+ Phát triển các ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, các làng

nghề gắn với bảo vệ môi trường ở nông thôn, đi đôi với xây dựng và mở rộng khu cơng nghiệp tập trung, có đủ kết cấu hạ tầng, bảo đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm.

Trên cơ sở đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế để từng

bước củng cố, hồn thiện quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp, tạo điều kiện vững chắc cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w