- Dân số trong độ trong độ tuổ
2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm
3.2.4.1. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội,
trước hết là lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường.
Để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường, xin đề xuất một số biện pháp sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường nông thôn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các lớp tập huấn, đào tạo nghề.
- Các cấp uỷ, chính quyền phải chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp về bảo vệ môi trường, trước hết thực hiện cuộc vận động “nông thôn xanh, sạch, đẹp”. Khẩn trương chuyển các trại chăn nuôi tập trung, các làng nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; phổ biến triển khai rộng rãi áp dụng biôgas; triển khai thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn, phấn đấu đến năm 2015 có 95% dân số sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế; 85% số hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 75% số hộ nơng dân có chuồng, trại chăn ni hợp vệ sinh .
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về bảo vệ mơi trường.
Việc hồn thiện các quy định về bảo vệ môi trường sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp hướng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; giúp các nhà quản lý làm tốt các công việc sau:
- Chỉ đạo, xử lý dứt điểm những nơi bức xúc về môi trường, trước hết là làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm; những doanh nghiệp, khu công nghiệp sản xuất những sản phẩm mà chất phế thải, nước thải, bụi khơng khí liên
quan lớn đến môi trường; rác thải, nước thải ở những bệnh viện tuyến tỉnh và huyện; những nơi có ao hồ đang bị ơ nhiễm q mức ở thành phố Bắc Ninh và một số nơi có làng nghề.
- Kiên quyết yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên đóng địa bàn phải xử lý tốt vấn đề chất thải, rác thải không gây ô nhiễm môi trường tại chỗ và các vùng xung quanh. Phát huy vai trò của cở sở trong việc giám sát mức độ thực hiện của các đơn vị. Đồng thời, nghiêm cấm các hoạt động sản các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên đóng địa bàn khơng thực hiện tốt các quy định về vệ sinh mơi trường.
Thứ ba, hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách và hệ thống quản lý về
môi trường. Cụ thể:
- Hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách và hệ thống quản lý và bảo vệ đất, nước, các giống động thực vật, các phương pháp canh tác, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông, lâm nghiệp.
- Có cơ chế chính sách cho việc sử dụng và kiểm sốt ơ nhiễm đối với một số tài nguyên thiên nhiên như chống tình trạng thối hố tài ngun đất, tài nguyên nước, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài ngun nước.
- Có cơ chế chính sách tăng cường mạng lưới quan trắc về môi trường, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm theo quy định của luật pháp.
- Nâng cao hệ thống xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong thiết kế, quy hoạch đô thị, khu cụm công nghiệp, du lịch và nhà ở.
- Củng cố và tăng cưòng năng lực bộ máy quản lý nhà nước các cấp về bảo vệ môi trường.