Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 45 - 51)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2.2.1.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

doanh trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Sau Chỉ thị 100 ở giai đoạn 1981- 1988 và Khốn 10 (năm 1988), nơng nghiệp có sự phát triển rõ rệt. Đến Đại hội VII (năm 1991), Nhà nước thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nơng dân. Theo đó, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai ổn định

lâu dài cho hộ nơng dân. Chính sách này đã gắn chặt tư liệu sản xuất (đất đai) với người nông dân, cho phép người nơng dân làm chủ ruộng đất, được tồn quyền sử dụng, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Chủ trương của Đảng đã được tỉnh Bắc Ninh sớm triển khai thực hiện bằng Nghị quyết số 03/NQ - TU ngày 30/03/1998 của Ban Chấp Hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh “về việc chuyển đổi ruộng đất”; Nghị quyết số 06/NQ - TU ngày 27/06/2001 của tỉnh uỷ Bắc ninh về việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến cơ sở việc giao đất cho hộ nông dân.

Tuy nhiên, trong thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân lúc đầu thực hiện theo phương thức "cào bằng", mỗi hộ nông dân đều phải nhận có cả thửa tốt, thửa xấu, có xa, có gần. Bình qn mỗi hộ nơng dân nhận từ 13 đến 15 thửa ruộng, diện tích mỗi thửa khoảng 113m2 đến 197m2 (xem bảng 2.6). Phương thức này khi đó là phù hợp với trình độ nhận thức người dân, nhưng về lâu dài dẫn đến hạn chế việc cơ giới hóa, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, vì ruộng đất bị chia cắt, manh mún.

Bảng 2.4: Tình hình sau khi giao đất cho hộ nơng dân

Đơn vị tính: thửa TT Huyện, thành phố Bình qn số thửa/hộ khi chia Số thửa cao nhất / hộ Số thửa thấp nhất /hộ DT bình quân/thửa (m2) 1 TP Bắc Ninh 16,4 16 9 193 2 Tiên Du 11,8 17 5 197 3 Quế Võ 14,6 25 4 180 4 Yên Phong 13,1 22 1 113 5 Từ Sơn 11,8 15 8 197 6 Gia Bình 12,5 16 6 169 7 Lương Tài 12,5 16 6 169 8 Thuận Thành 11.5 18 10 194

Nguồn: Các chương trình đề án thực hiện nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI.

Để khắc phục thực trạng này, trong giai đoạn 2001 - 2005, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có chủ trương chỉ đạo triển khai đề án “Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”. Nội dung chủ yếu là vận động nhân dân dồn ô, đổi thửa cho nhau. Sau 5 năm thực hiện đã đạt kết quả tích cực. Bình qn diện tích mỗi thửa tăng lên 2,1 lần, số thửa đã giảm 2,17 lần. Việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ơ thửa lớn có tác dụng trong việc chấn chỉnh lại công tác quản lý đất đai, tạo điều kiện cho nơng dân trong việc bố trí lại sản xuất, đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy vùng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất, nhiều các địa phương đã gắn với việc quy hoạch lại đồng ruộng, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch sử dụng đất; dành tỷ lệ đất cơng điền thích hợp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng bền vững.

Chính sách giao đất ổn định, lâu dài cho người lao động đã gắn chặt lợi ích của họ với tư liệu sản xuất chủ yếu nhất là đất đai, cho nên tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp, đất đai được khai thác tối đa, tình trạng hoang hố giảm hẳn, giá trị sản xuất tăng trưởng cao, giai đoạn 2005- 2010, mặc dù diện tích đất nơng nghiệp giảm, sản xuất gặp khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng bình quân 3,5%/năm. Năng suất, sản lượng tăng đáng kể; năng suất lúa bình quân/vụ đạt trên 60 tạ/ha. Xuất hiện nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung cho thu nhập 200 triệu đồng/ha. Giai đoạn từ 2005 đến nay, một mặt do diện tích đất canh tác bị thu hẹp do phát triển công nghiệp, dịch vụ, đơ thị. Mặt khác, hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế hộ đã phát huy có hiệu quả, nên mặc dù đất nơng nghiệp có bị thu hẹp nhưng Bắc Ninh vẫn đảm bảo được an ninh lương thực.

Trên cơ sở đất nơng nghiệp hiện có các địa phương tiến hành quy hoạch cụ thể các vùng hàng hoá tập trung như: Vùng sản xuất lúa năng suất cao (lúa

lai), lúa chất lượng cao, vùng chuyên rau màu, vùng trồng hoa - cây cảnh, vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng phát triển chăn nuôi...

Về vùng sản xuất lúa tập trung: Năm 2008 tồn tỉnh có 9.964 ha gieo

trồng lúa năng suất cao tập trung tổng diện tích 3.235 ha, chiếm 32,4% diện tích lúa năng suất cao. Qua tính tốn vụ xn năm 2008 cho thấy, vùng sản xuất lúa năng suất cao cho giá trị/ha/vụ là 41.800.000 đồng cao hơn lúa thuần 7.700.000 đồng/ha/vụ. Những huyện chuyển đổi mạnh sang trồng lúa chất lượng cao là Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Từ Sơn, Thuận Thành. Một số giống chủ lực là: Lúa nếp, lúa thơm các loại...

Việc nghiên cứu phát triển giống lúa lai (một giống lúa có năng xuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao) vào sản xuất đã đưa diện tích trồng lúa lai của tỉnh tăng dần hàng năm từ 20,7% năm 2007 lên 47,71% năm 2010. Một trong những thành công trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực trồng trọt nữa là tỉnh xây dựng thành công mô hình cơng ty giống cây trồng Bắc Ninh, để cung cấp giống lúa cho nhân dân, các thành tựu KHCN được ứng dụng, đưa cơ giới hố vào sản xuất góp phần cho sản xuất nông nhiệp tăng trưởng ổn định.

Về vùng sản xuất rau tập trung: các vùng rau sản xuất tập trung đã hình

thành và tiếp tục mở rộng với nhiều chủng loại, đa dạng, phong phú, trồng rải vụ và sản xuất rau theo hướng rau an toàn, rau sạch chất lượng cao, tăng diện tích các loại cây ăn quả, giảm diện tích các loại rau ăn lá có giá trị, thực hiện quy trình sản xuất rau an tồn, nhanh chóng áp dụng cơng nghệ sản xuất tiên tiến của thế giới như: trồng rau trong màn, nhà lưới, rau mầm... Năm 2010 tồn tỉnh có 46 vùng sản xuất rau tập trung với tổng diện tích 1.019 ha, chiếm 16,4 % diện tích rau. Tập trung ở Huyện Lương Tài: 3 vùng tổng diện tích 200 ha. Gia Bình 4 vùng, tổng diện tích 170 ha, Thuận Thành 6 vùng, Từ Sơn 6 vùng, TP Bắc Ninh 5 vùng, Yên Phong 8 vùng...

Vùng sản xuất rau có giá trị kinh tế cao như cà chua, khoai tây, cà rốt, súplơ xanh... tập trung ở vùng đô thị và ven đô thị. Giá trị/ha/vụ của một số

loại rau xanh chủ yếu là: cà rốt 51.000.000 đồng cao hơn 1 vụ lúa khoảng 21.000.000 đồng/ha/vụ, cà chua 40.000.000 đồng, cao hơn 1 vụ lúa khoảng 10.000.000 đồng/ha/vụ, su hào 33.000.000 đồng, cao hơn 1 vụ khoảng 3.000.000 đồng/ha/vụ.

Vùng sản xuất chăn nuôi: đã từng bước tổ chức lại sản xuất chăn nuôi

theo hướng gắn liền với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú ý, bảo vệ mơi trường, chăn ni ra ngồi khu dân cư, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay trên địa bản tỉnh, chăn ni nói chung, chăn ni lợn nói riêng tập trung ở những xã thuần nơng, có điều kiện về đất đai để xây dựng chuồng trại, hệ thống cung cấp giống, thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tiêu thụ, sản phẩm khối lượng lớn. Chính vì vậy, ngồi khu chăn ni lợn tập trung, tồn tỉnh năm 2010 có 34 xã có quy mơ đàn lợn lớn (trên 4.000 con).

Chăn ni bị sinh sản và bị thịt tập trung ở các địa phương có đất bãi, ven đê. Năm 2008 tồn tỉnh có 31 xã chăn ni bị có quy mơ từ 700 con.

Chăn ni gia cầm lấy thịt, trứng, khuyến khích phát triển ni gà phát triển theo 2 hướng: Nuôi theo phương pháp công nghệ và nuôi thả vườn bán thâm canh. Năm 2008 tồn tỉnh có 33 xã ni gia cầm có quy mơ trên 30.000 con.

Trong chăn nuôi, đã triển khai áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật phát triển mạnh cả về năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chăn ni tập trung mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, thuận lợi cho cơng tác phịng chống dịch bệnh, vệ sinh mơi trường và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là chương trình chăn ni bị sữa tập trung ở 3 vùng chính là Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du), Đình Tổ (Thuận Thành). Vùng chăn ni bị thịt, bò sinh sản tập trung ở 31 xã thuộc các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài với số lượng khoảng 25.000 con. Trong chăn ni lợn tập trung, các hộ gia đình nơng dân đã tích cực đầu tư chuồng trại phát triển sản xuất theo hình thức chăn ni trang trại, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chăm sóc và phịng trừ dịch bệnh được áp dụng vào sản xuất làm cho chu kỳ chăn nuôi được rút ngắn nên năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi được nâng lên rõ rệt, môi trường chăn ni được cải thiện đáng kể góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, làm tăng tỷ trọng chăn nuôi, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong tỉnh, các khu công nghiệp và các thành phố lớn.

Các hộ gia đình chăn ni quy mơ cơng nghiệp và các chủ trang trại đã trang bị máy móc vào các khâu sản xuất như máy ấp trứng, máy thái rau, thiết bị thơng gió, cấp nước uống, vệ sinh chuồng trại, máy bơm nước cho ao đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời vụ, tăng hiệu quả sản xuất thâm canh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nhiều giống gia cầm mới có hiệu quả kinh tế cao, được áp dụng vào chăn nuôi...

Nuôi trồng thuỷ sản, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thâm canh tăng năng suất trên diện tích mặt nước hiện có bằng cơng thức ni thả có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2008 tồn tỉnh có 67 xã có diện tích ni thả các loại từ 10 ha trở lên. Bắc Ninh cũng đã nghiên cứu nuôi thử đạt kết quả và đưa vào áp dụng rộng trong sản xuất, nhiều lồi thuỷ sản nước ngọt lớn nhanh, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần giống cá truyền thống như: mè hoa, mè trắng, chim trắng nước ngọt, chép lai 3 máu, Rơ phi đơn tính... Nhờ áp dụng KHCN, năm 2005 năng suất cá nuôi của tỉnh Bắc Ninh đạt 542 tấn tăng lên 582 tấn năm 2010, tôm đạt 61 tấn năm 2005 lên 194 tấn năm 2010.

Các loại hình dịch vụ phục vụ nơng nghiệp phát triển, tổng giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2010 là 115,8 tỷ đồng chiếm 9,1% ngành nơng nghiệp và có tốc độ tăng trưởng bình qn 9,1%/năm. Trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã phát triển cả về số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động, ngồi dịch vụ thuỷ nơng cung cấp giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thức ăn chăn ni, thuốc thú y, nay đã xuất hiện dịch

vụ làm đất, tuốt lúa, làm mạ thuê cấy, thuê chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm ở nhiều địa phương. Đã có mơ hình hợp tác xã tổ chức dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân như: HTX Ngang Nội - Tiên Du, HTX Lựa, HTX Mộ Đạo (Quế Võ), tổ chức dịch vụ sản xuất lúa giống, ớt xuất khẩu, HTX Lạc Nhuế (n Phong). Tuy nhiên những mơ hình HTX này khơng nhiều, quy mơ hoạt động cịn nhỏ, khả năng tổ chức quản lý, trình độ cán bộ, vốn sản xuất kinh doanh cịn hạn chế vì thế vai trị của HTX nơng nghiệp chưa phát huy tốt.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w