Trên địa bàn tỉnh cịn xẩy ra tình trạng nơng dân khơng thiết tha với ruộng đất

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 68 - 69)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2.2.4.5. Trên địa bàn tỉnh cịn xẩy ra tình trạng nơng dân khơng thiết tha với ruộng đất

tha với ruộng đất

Một trong những nhân tố làm lên thành tựu của nông nghiệp trong thời gian vừa qua là Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ nông dân. Việc trao quyền sử dụng đất đã gắn chặt lợi ích của hộ nơng dân với tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ, cho phép hộ nông dân khai thác tối đa đất đai, chủ động lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ… nhằm thu hiệu quả cao nhất. Nhưng tình trạng những năm gần đây, xu thế nông dân không thiết tha với ruộng đất tăng dần, bởi lẽ:

- Sản xuất nông nghiệp vẫn chưa ổn định, năng suất thấp, thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên, thu nhập của nông dân thấp. Theo báo cáo của ngành nơng nghiệp, đến năm 2010 tồn tỉnh mới có 25,5% diện tích đạt 50 triệu đồng/ha trở lên, trong khi có khoảng 40% diện tích đất nơng nghiệp có thể làm 3 - 5 vụ/năm. Có trên 5.400 ha đất vườn, nhưng mới có khoảng 40% diện tích vườn được thâm canh. Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh, cho thấy lợi nhuận thu về của sản xuất lúa vụ chiêm xuân là 15,5 triệu đồng/ha, với mức lãi thấp như vậy, nếu chỉ đơn thuần trồng trọt thì chỉ là lấy cơng làm lãi. Điều này phản ánh lợi ích làm ra từ nơng nghiệp khơng cao, nơng dân ít gắn bó, chưa tích cực thâm canh, tăng vụ, gây khó khăn cho phát triển nơng nghiệp bền vững.

- Hiện tượng nơng dân có ruộng đất, nhưng khơng sản xuất mà cho người khác mượn đã có tuy chưa nhiều. Qua diều tra về vấn đề này ở các xã Lãng Ngâm (Gia Bình), Đồng Kỵ (Từ Sơn), Hồi Thượng (Thuận Thành)... cho thấy, hầu hết những người có đất nơng nghiệp mà khơng sản xuất, họ không chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà cho người thân quen mượn đất để canh tác. Lý do là phòng lúc đi làm nghề khác, nếu “thất cơ, lỡ vận” lại quay về nông nghiệp; nhưng khơng cho th đất mà cho mượn đất là vì làm nơng nghiệp khơng có lãi, khơng ai thuê, cho mượn chỉ để giữ đất.

Sản xuất nông nghiệp đem lại thu nhập thấp, khơng có lãi, dẫn đến hiện tượng người nơng dân không thiết tha với ruộng đất đang trở thành vấn đề lớn tác động đến xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững ở Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w