Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với nông nghiệp phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 38 - 40)

Ở TỈNH BẮC NINH

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ NHỮNG THUẬN LỢIVÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NƠNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH VÀ KHĨ KHĂN ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH

2.1.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối vớinông nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp phát triển bền vững

Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cửa ngõ Đông Bắc của thủ đơ Hà Nội, có vị trí địa lý, khí hậu, tài ngun, nguồn nhân lực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bền vững như:

- Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Với vị trí như trên, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và cho phát triển nơng nghiệp bền vững nói riêng. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố) 126 xã, 17 phường, 6 thị trấn. Xã xa nhất chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km đường bộ rất thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội.

- Bắc Ninh có các tuyến đường giao thơng quan trọng chạy qua như quộc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như: Sông Đuống, Sông Cầu, Sơng Thái Bình nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Hơn nữa, Bắc Ninh gần Hà Nội là một thị trường rộng lớn tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Bắc Ninh, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp tới mọi miền đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường nơng sản hàng hóa, thúc đẩy nơng nghiệp phát triển bền vững.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Hưng n sẽ có tác động trực tiếp đến hình

thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đây cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn của Bắc Ninh, tạo điều kiện thức đẩy nơng nghiệp phát triển bền vững (ngồi việc sử dụng nông sản cho nhu cầu đời sống hàng ngày của con người còn cung cấp số lượng nông sản lớn làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nơng sản).

- Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và khơng khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sơng Hồng. Nhìn chung điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đơng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú, phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích, đặc biệt là khả năng trồng cây rau màu xuất khẩu, tạo điều kiện mở rộng thị trường ra các nước, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

- Dân số trung bình Bắc Ninh năm 2010 là 1.038.229 người, mật độ dân số toàn tỉnh là 1.262 người/km2 phân bố chủ yếu ở nông thôn tỷ lệ khá cao chiếm 74,1%, với dân số 769.725 người. Dân số thành thị tuy hàng năm có tăng nhưng đến năm 2010 vẫn chiếm tỷ lệ thấp đạt 23,9%. Trong bối cảnh mới, cơ cấu dân số của tỉnh còn đang rất trẻ năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62,8% trong tổng số dân đặt ra yêu cầu vừa cố gắng giữ gìn, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học cơng nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người lao động.

- Bắc Ninh có nguồn nhân lực khá dồi dào nhưng đa phần lao động phổ thông và chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, nhân lực trẻ chiếm tỷ lệ cao là lợi thế cho phát triển nông nghiệp bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực đã được đào tạo cao. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

nơng nghiệp bền vững. Từ những thực tiễn và các giả thiết, kết quả dự báo dân số Bắc Ninh đến năm 2020 thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2.1: Dự báo dân số và nguồn nhân lực

Đơn vị tính: nghìn người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010 Dự kiến 2015 Dự kiến 2020 Dân số trung bình (1000 ng.) 991,1 999.8 1.038 1.101,8 1.152,3 -Tốc độ tăng dân số (%) 0,83 0,93 1,03 0,95 0,9 +Dân số thành thị 113,1 109,5 197,3 385,6 518,5 Tỷ lệ % so với tổng số 11,32 10,95 19,00 35,00 45,00

+ Dân số nông thôn 878,0 890,3 840,7 716,2 633,8

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w