Kinh nghiệm của Hà Lan

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 31 - 37)

Hà Lan là một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên đã xây dựng được một nền nơng nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới.

Hà Lan là nước có diện tích đất đai khơng nhiều, diện tích đất canh tác là 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, bình quân diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới, nhưng nông nghiệp Hà Lan vẫn phát triển mạnh và bền vững. Thể hiện ở chỗ:

- Hiệu suất xuất khẩu nông sản của Hà Lan đứng đầu thế giới, trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Bảng 1.1: Hiệu suất xuất khẩu nông sản của Hà Lan

- Hiệu suất sản xuất của đất đứng đầu thế giới

- Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới. Để có được những thế mạnh trên về nơng nghiệp, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều". Hà Lan đã đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu để thúc đẩy nông nghiệp Hà Lan phát triển bền vững như:

Một là, xây dựng hệ thống thuỷ lợi và hệ thơng phịng chống lũ có tiêu

+ Xây đập ngăn mặn ở cửa biển Zuiderzee tạo nên hồ nước ngọt lớn. Cơng trình " tam giác châu " hồn thành, đã làm cho đê chống lũ, đê sơng nội đồng có chiều dài tới 2800 km, đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Xây dựng mạng lưới kênh rạch chằng chịt bảo vệ đồng ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được sản xuất theo cơng nghệ cao.

+ Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới, do khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao, Hà Lan đã hình thành khu nhà kính tập trung liền vùng, thiết bị hiện đại, các thiết bị trong nhà kính đều được điều hành bằng hệ thống tin học, sản xuất được cơ giới hoá, tự động hoá, gồm các khâu làm ấm, thơng gió, hạ nhiệt, tưới nước, bón phân, phun thuốc, thanh trùng.v.v... Có những nhà kính sử dụng cơng nghệ khơng dùng đất. Sản xuất trong nhà kính được chun mơn hố cao độ, sản xuất ra sản phẩm có đẳng cấp cao (hoa Tuylíp, cà chua, dưa, ớt) cung cấp cho người dân trong và ngoài nước.

Thứ hai, đầu tư cho việc sản xuất những cây trồng, vật nuôi phù hợp với

điều kiện khí hậu và thời tiết của Hà Lan.

Người dân Hà Lan đã nghiên cứu, tìm tịi khám phá lợi thế so sánh của một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, biết tranh thủ nguồn lực từ tài nguyên quốc tế và thị trường thế giới, để không ngừng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hố, tạo ra những thành cơng về nông nghiệp phát triển bền vững. Cụ thể,

+ Do đất ít, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ có hạn chế, nên giá thành sản xuất cây lương thực- thực phẩm cao, chất lượng sản phẩm cũng khơng tốt (chẳng hạn chất lượng bột mì của Hà Lan rất kém). Hà Lan đã mạnh dạn chuyển đổi từ sản xuất cây lương thực thực phẩm sang trồng cây rau, củ, quả, hoa, cây cảnh hoặc chăn nuôi. Hoặc thông qua mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả, hoặc chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp (như du lịch) hoặc để làm khu bảo tồn tự nhiên, hoặc chuyển sang nền nơng nghiệp hữu cơ..., cũng có trường hợp bỏ hẳn nông nghiệp chuyển sang làm một loại nghề phụ.

Các loại cây trồng có thế mạnh của Hà Lan là: Ngơ, khoai tây, Hành tây, nấm, táo lê, hoa Tuylíp, cà chua, dưa, ớt. Các loại vật ni có thế mạnh là bò sữa, dê, cừu, lợn, gà tây, vịt, gà thịt và gà đẻ trứng, nuôi trồng thủy sản.

Thứ ba, đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm có lợi thế

của Hà Lan và chế biến nơng sản nhập khẩu mà Hà Lan khơng có lợi thế để làm tăng giá trị và xuất khẩu sang các nước khác. Chẳng hạn,

- Hà Lan đã đầu tư để có một ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản hùng hậu, rất hiện đại, gồm chế biến sữa, thịt, thuỷ sản, trứng, khoai tây, rau quả, kẹo bánh, dầu ăn, ngũ cốc, đồ uống, gia vị, phụ liệu thực phẩm, thức ăn nhanh.v.v... Các hãng Unilever và Heineken đã trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng thế giới. Ngành chế biến thực phẩm chiếm tới 27% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn quốc. Chế biến nơng sản là khâu then chốt để tạo giá trị gia tăng của nguyên liệu nông sản, tạo ra nhiều việc làm cho người dân Hà Lan.

- Ở Hà Lan toàn bộ nguyên liệu để sản xuất bia là dựa vào nhập khẩu, nhưng từ những năm 70, Hà Lan đã trở thành một cường quốc sản xuất bia, xuất khẩu bia tăng nhanh.

Thứ tư, Hà Lan đã quan tâm tới lĩnh vực bảo vệ môi trường cho nông

nghiệp phát triển bền vững, Cụ thể,

- Hà Lan có diện tích rừng rất ít ỏi, cho nên Nhà nước hạn chế việc khai thác tài nguyên rừng và khuyến khích trồng rừng, tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ dựa vào nhập khẩu. Chức năng của rừng chủ yếu là bảo tồn tự nhiên và môi trường sinh thái và sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng cho người dân.

- Trong ứng dụng kỹ thuật cộng nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp cả trong chăn nuôi và trồng trọt cũng như chế biến nơng sản Hà Lan có u cầu cao về vấn đề bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm.

- Để bảo vệ tài nguyên, Hà Lan đã hạn chế việc đánh bắt hải sản ven bờ, và cũng nhờ đó từ đó nghề ni trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển nhanh.

có 25 ngư trường ni cá trê, sản lượng 45 vạn tấn/năm, 10 ngư trường ni cá chình, sản lượng 25 vạn tấn/năm, 10 ngư trường ni cá quế nước ngọt sản lượng 5 vạn tấn/năm.

Thứ năm, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tố chất nông

dân mang bản sắc Hà Lan: căn cơ, giỏi buôn bán, năng động và sáng tạo. Các nhà lãnh đạo Hà Lan đã nhận thức được những tố chất nói trên là “tài nguyên” quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo nền nơng nghiệp hàng hố Hà Lan phát triển bền vững.

Hà Lan đã đầu tư để có nền giáo dục nơng nghiệp rất phát triển. Giáo dục nghĩa vụ ở Hà Lan bắt đầu từ năm 1901, trong đó mọi nơng dân, kể cả con em người làm thuê đều được học phổ thơng miễn phí. Pháp luật về bảo vệ trẻ em đã cấm sử dụng lao động trẻ em. Để truyền bá kỹ thuật, các địa phương có khu vực thương xun mở lớp huấn luyện tại nơng thôn. Mục tiêu của giáo dục nông nghiệp nhằm nâng cao tố chất nông dân, giúp họ nắm bắt được tri thức và công nghệ. Ngành giáo dục dạy nghề ở được phát triển, thanh niên nông thôn bắt buộc phải được học các lớp chuyên nghiệp. Các chủ trang trại phải có chứng chỉ về đào tạo chuyên nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp cao học có 5 trường, đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại, các Giám đốc nhà máy thực phẩm .v.v... học 4-5 năm. Ngành giáo dục đại học có 12 trường đào tạo về nông nghiệp.

Giáo dục nông nghiệp ở Hà Lan rất coi trọng thực tế, nâng cao năng lực thực hành, xử lý độc lập các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Khi kiến thức, kỹ năng của nông dân được nâng cao, lực lượng nông dân làm ăn giỏi ngày càng nhiều, chiếm tỉ lệ ngày càng lớn thì càng có khả năng nâng cao sức cạnh tranh nơng nghiệp, trong đó lực lượng nịng cốt chính là những chủ trang trại tài giỏi của nông nghiệp Hà Lan, là lực lượng quyết định nông nghiệp Hà Lan phát triển bền.

Thứ sáu, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách.

Để tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển bền vững, Chính phủ Hà Lan coi trọng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách. Do

đó Chính phủ Hà Lan đã chú trọng tới q trình hình thành các chính sách về nơng nghiệp, Chính phủ cùng với Bộ nơng nghiệp đã bàn bạc để thống nhất về hệ thống quyết sách nơng nghiệp. Trong đó, chú ý chức năng quản lý Nhà nước về nơng nghiệp của Chính phủ về cơ bản chỉ là những lĩnh vực mà cơ chế thị trường khơng có khả năng xử lý, như đề ra chính sách thực thi pháp luật, giám sát chất lượng, thực hiện các dịch vụ công, phát triển kết cấu hạ tầng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.v.v... Các phần việc khác về sản xuất và lưu thông trong sản xuất nông nghiệp là do chủ thể kinh tế trong thị trường tự quyết định. Các chính sách thúc đẩy nơng nghiệp phất triển bền vững tập trung vào các chính sách:

+ Chính sách kinh tế đối ngoại nông nghiệp, xúc tiến mở rộng thị trường quốc tế. Chính sách này có vai trị rất quan trọng đối với xuất khẩu nơng nghiệp của Hà Lan. Bởi, Hà Lan có vị thế là nước xuất khẩu lớn về nơng nghiệp. Do đó, Bộ nơng nghiệp và các Cơng ty Cơng thương có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Hiện đã có Thương vụ đặt ở 36 thành phố của thế giới, nắm bắt thông tin, xuất bản ấn phẩm, quảng bá tồn diện nền nơng nghiệp và nơng sản hàng hố của Hà Lan với các nước trên thế giới.

+ Chính sách ưu tiên tài trợ sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục và chuyển giao cơng nghệ. Chính sách này thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.. Chính phủ Hà Lan rất chú trọng tới việc ưu tiên tài trợ sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ. Coi đây là điểm gắn kết giữa chính sách quản lý và tri thức. Do đó, Nhà nước tài trợ cho "Khoa học và truyền bá kiến thức", khoảng 41,5% kinh phí tài trợ của Chính phủ cho nơng nghiệp. Nghiên cứu khoa học, giáo dục và chuyển giao cơng nghệ là một tam giác có lực thúc đẩy lẫn nhau, phục vụ lợi ích của nơng dân, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

+ Chính sách đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc luân chuyển hàng hóa nơng sản thuận lợi. Chính sách này tạo động lực thúc đẩy thị

trường nơng sản phát triển. Chính phủ đã đầu tư xây dựng hệ thống cơng trình kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi đủ sức đối phó với mọi loại thiên tai, nhất là lũ lụt, đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ xun suốt đến tận thơn, xã, gia dình nơng dân, xây dựng cảng biển lớn và đường hàng khơng đảm bảo đưa nơng sản hàng hóa của Hà Lan được vận chuyển nhanh chóng đến thị trường trong và ngồi nước một cách nhanh chóng, chẳng hạn chỉ trong vịng 48 giờ hàng hóa có thể đến được các siêu thị ở Ln đơn, Niuooc, Tokio, Xingapo, v.v...

+ Các chính sách cơ cấu và bảo vệ mơi trường. Chính sách này tạo động lực cho việc phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa nơng sản và đảm bảo mơi trường cho nông nghiệp phát triển bền vững. Do quỹ đất của Hà Lan có hạn, Chính phủ rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất đất dựa chủ yếu vào việc phát triển quy mô trang trại và đổi mới cơ cấu nơng nghiệp. Ngun tắc quan trọng của chính sách đất là các trang trại có được quyền sử dụng đất với giá thấp, vừa có lợi cho chủ sử dụng, vừa có lợi cho cơng bằng trong phân phối thu nhập, tránh được sự phân hố thu nhập q đáng. Chính phủ cũng khơng bảo hộ trang trại làm ăn yếu kém. Những trang trại tự nguyện giải thể được tài trợ mức độ nhất định được pháp luật cho phép, để họ tự tìm việc mới. Do công thương nghiệp dịch vụ phát triển, ở Hà Lan khơng có chuyện lao động " dư thừa ". Sau khi người làm nghề nông rút khỏi nông nghiệp, đất được chuyển nhượng cho những trang trại làm ăn giỏi, mở rộng quy mơ, góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế đất nước.

+ Chính sách mơi trường ở Hà Lan đã được quan tâm đặc biệt. Chính phủ đã đề ra chủ trương khống chế mức sử dụng phân bón, chất thải chăn ni gia súc, thơng qua 3 lĩnh vực: điều chỉnh cơ cấu, mức khống chế tổng lượng, biện pháp xử lý chất thải gia súc, thông qua các biện pháp tài trợ và các chính sách thuế mới. Nhà nước đề ra pháp luật, Chính phủ thơng qua kế hoạch và thu thuế bảo vệ môi trường, trọng điểm trong nơng nghiệp là: sử dụng hố chất (phân, thuốc) ngăn ngừa ô nhiễm nước và đất, xử lý vơ hại hố

phân gia súc, khống chế lượng phân giải NH3 và P, khuyến khích thối canh đối với đất khơng thích hợp trồng trọt, chuyển loại đất này thành vùng bảo tồn tự nhiên hoặc vui chơi giải trí, xây dựng mạng sinh thái quốc gia. Nhà nước thơng qua các chính sách thuế và các chế tài khác, xây dựng tiêu chí những "doanh nghiệp tương lai" để có định hướng phát triển, đề ra các loại thuế liên quan đến môi trường, như " thuế nhiên liệu ", thuế " sử dụng phân quá mức ", đồng thời khuyến khích các hệ thống sản xuất phát triển bền vững, bảo vệ phúc lợi động vật nuôi, và các hoạt động sản xuất " xanh ". Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất, thương mại phải công khai hố các tiêu chí sản phẩm trên thị trường như chứng chỉ " sản phẩm sinh thái " để nâng cao giá trị thương hiệu của mình và đảm bảo chất lượng sản phẩm trước người tiêu dùng, thực hiện "trách nhiệm xã hội" của doanh nghiệp [52].

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w