Hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ về nông nghiệp phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 85 - 93)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm

3.2.1.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ về nông nghiệp phát triển bền vững

nghiệp phát triển bền vững

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để bảo đảm khai thác sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và

bền vững thì vấn đề quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng và vô cùng cấp thiết. Trong cơng tác quản lý địi hỏi phải có sự cơng khai, minh bạch, đảm bảo tính khả thi, thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác phù hợp phát triển nông nghiệp bền vững. Muốn quản lý tốt cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ về nơng nghiệp phát triển bền vững để trên cơ sở đó quản lý và điều hành theo pháp luật, chính sách đã ban hành.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua Bắc Ninh đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đồng bộ dẫn tới phát triển thiếu bền vững. Để nông nghiệp phát triển bền vững, theo chúng tôi cần quan tâm hồn thiện một số chính sách, cụ thể:

* Chính sách sử dụng và quản lý đất đai

- Trước hết là tỉnh có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Có chính sách khuyến khích q trình tích tụ, tập trung ruộng đất trong nơng nghiệp. Muốn nông nghiệp phát triển bền vững là phải sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Thực tế ruộng đất của Bắc Ninh hiện nay manh mún, rất khó có thể sản xuất lớn. Vì thế, cần có chính sách để q trình tích tụ, tập trung ở Bắc Ninh được diễn ra thuận lợi, để nhiều hộ nông dân ở Bắc Ninh có quy mơ sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp từ 1 ha trở lên. Nguyên nhân chủ yếu do là nguồn vốn của nơng dân có hạn, trong khi chính sách th đất lại áp dụng chung cho tất cả các đối tượng (giá th đất cho mục đích nơng nghiệp bằng giá thuê đất cho nhu cầu cơng nghiệp, dịch vụ). Do đó, người có nhu cầu th đất nơng nghiệp để tích tụ, tập trung ruộng đất khó có thể th được vì mức giá q cao, Tỉnh lại chưa có chính sách hỗ trợ q trình này, cho nên đã hạn chế rất lớn tới q trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Để đẩy nhanh q trình này, Nhà nước nên có quy định về mức giá ưu đãi đối

với thuê đất để sản xuất nơng nghiệp. Trong lúc Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ q trình này như:

- Đối với th đất để trồng trọt, tỉnh có chính sách hỗ trợ tiền th đất, tiền xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất tập trung.

- Đối với phát triển khu chăn ni ngồi khu dân cư, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ tiền đền bù đất đai và xây dựng kết cấu hạ tầng; các hộ nông dân bỏ vốn xây chuồng trại, mua sắm máy thiết bị máy móc, phương tiện con giống, thức ăn để tổ chức sản xuất...

Ngồi ra, Tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích hình thức th đất có thời hạn giữa các hộ nơng dân để đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể:

- Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin - cho.

- Có cơ chế chính sách để thực hiện các biện pháp kinh tế và hành chính để quản lý, bảo vệ quỹ đất trồng lúa đã được phê duyệt (26.000 ha vào năm 2010; 22.000 ha vào năm 2015 ; 16.000 ha vào năm 2020), hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác để đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và cả nước. Thực hiện nghiêm quy định về việc thu hồi 1 ha đất nông nghiệp phải xin phép và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về chủ trương đổi mới cơ chế thu hồi đất theo ngun tắc khơng phân biệt mục đích đất đang sử dụng, thực hiện cơ chế phân phối lợi ích giữa người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước hợp lý tuỳ theo sự đóng góp tăng thêm giá trị đất. Có cơ chế chính sách quy định để nơng dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.

Thực tiễn ở Bắc Ninh và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy 85% đơn từ khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai, mà nguyên nhân chủ yếu

nông dân khiếu kiện cho là giá đền bù thấp, đây là “nguồn gốc” gây lên “điểm nóng”, mất trật tự nơng thơn, và nhìn sâu hơn, nếu chậm sửa đổi chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khối đồn kết liên minh cơng nơng của Đảng, tăng thêm những tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật xoay quanh vấn đề đất đai.

* Chính sách bảo đảm các nguồn vốn cho phát triển nơng nghiệp

- Tỉnh cần có cơ chế chính sách để đảm bảo phân bổ nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hợp lý. Có kế hoạch cân đối các nguồn vốn, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Đảng và Nhà nước ta ln nhấn mạnh nơng nghiệp là ngành có vị trí chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nhưng nơng nghiệp lại là lĩnh vực ít hấp dẫn nhất về đầu tư, mà vốn trong dân ít, khơng đáng kể, vốn đầu tư tồn xã hội vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó xác định vốn Nhà nước là chủ yếu.

- Tỉnh cần cân đối các nguồn ngân sách để ưu tiên đầu tư thoả đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 2011, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khố X), giai đoạn 2006-2010 tăng gấp đơi giai đoạn 2001- 2005 và tới năm 2020 cứ 5 năm sau, tăng gấp đôi 5 năm trước. Hướng đầu tư nên tập trung vào:

+ Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, các cơng trình xây dựng đê kiên cố để

đảm bảo tưới, tiêu kịp thời và phịng chống lụt bão, tăng cường khả năng ứng phó với sự biến đổi của thời tiết, khí hậu. Bởi, nơng nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Một trong những thiệt hại lớn thường gây ra với nông nghiệp là những trận lụt, bão, úng, hạn, do biến động của thời tiết. Do đó, trong điều kiện kinh phí có hạn, cần tập trung nguồn vốn cho các cơng trình thuỷ lợi và đê kiên cố là rất cần thiết để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

+ Đầu tư cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, thực hiện chính sách khuyến nơng; chương trình hỗ trợ đổi mới cơ cấu giống trong nông nghiệp; ưu tiên vốn cho nghiên cứu khoa học về giống cây, giống con phù hợp với điều kiện của Tỉnh, với cơ chế: ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng giữa tỉnh với các cơ quan nghiên cứu khoa học về giống, sau đó tỉnh hỗ trợ tiền giống cho nơng dân triển khai.

+ Có chính sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp

dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ dạy nghề và chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; tập huấn quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX…

* Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nơng dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp.

Hiện tại, nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư hiệu quả kinh tế không cao, nhưng đổi lại hiệu quả xã hội là rất lớn. Do đó, ngồi chính sách tín dụng hiện hành, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nông dân như:

+ Loại bỏ những quy định về thủ tục hàng chính rườm rà về vay vốn tín dụng, tạo điều kiều cho nơng dân tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.

+ Phát huy vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên liên kết, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác thành lập các tổ chức như: như Tổ phụ nữ vay vốn, Tổ nông dân vay vốn để tín chấp cho những hội viên là hộ nơng dân có điều kiện sản xuất nhưng khơng có tài sản thế chấp được vay vốn. Việc làm này đạt được 2 mục đích là vừa thu hút quần chúng vào trong các tổ chức đồn thể - chính trị của Đảng, vừa hỗ trợ được nông dân vay vốn, mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xố đói, giảm nghèo. Hiện tại ở Bắc Ninh hình thức này phát triển mạnh, có hiệu quả tốt, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các đoàn thể quan tâm phát triển mở rộng loại hình này.

+ Củng cố, phát triển các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để huy động và cho vay khu vực nơng thơn. Đến nay, Bắc Ninh có 25 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Loại hình này phù hợp với khu vực nơng thơn, các quỹ tín dụng gần với nơng dân nên dễ kiểm sốt nguồn vốn vay cho sử dụng đúng mục đích, nơng dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tiếp cận nguồn vốn vay dễ hơn, do đó mơ hình quỹ tín dụng nhân dân cũng cần khuyến khích mở rộng khi có đủ điều kiện.

+ Hàng năm trích ngân sách bổ sung vào “Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nơng thơn được dùng vào mục đích: hỗ trợ nơng dân khi gặp rủi ro chung về thời tiết, khí hậu gây thiệt hại cho nông nghiệp; hỗ trợ về sản xuất giống, giống mới; hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ mua tư liệu sản xuất phục vụ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trại chăn nuôi… Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua triển khai các đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Kéo dài thời hạn cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp từ mức tối đa 3 năm như hiện nay lên ít nhất 5 năm. Vì đây là lĩnh vực đầu tư lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm.

* Chính sách ưu đãi về thuế cho phát triển nơng nghiệp.

+ Tỉnh cần có chính sách ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn nhất là những dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án chế biến những nông sản thực phẩm do nông dân trong tỉnh sản xuất.

+ Loại bỏ những lệ phí, những khoản đóng góp vơ lý, đồng thời nghiên cứu không thực hiện việc huy động ủng hộ hoặc miễn một số khoản đóng góp của người dân là nơng dân như: quyên góp ủng hộ đồng bào bị lụt bão, ngày vì người nghèo… Mà tỉnh nên dành một khoản ngân sách làm quỹ để dùng

vào những mục đích xã hội và vận động các nhà doanh nghiệp, những người hảo tâm, các đối tượng khá giả, khu vực thành thị ủng hộ. Vì chính nơng dân là đối tượng đáng được giúp đỡ, và bản thân họ ủng hộ cũng không đáng kể, trong khi đó chi phí cho việc vận động nơng dân có khi cịn lớn hơn.

* Chính sách lao động việc làm theo hướng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

Xu thế phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị hiện nay trên địa bàn tỉnh dẫn đến khả năng diện tích đất canh tác của tỉnh giảm xuống; quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp phát triển sẽ giảm bớt thời gian lao động trong sản xuất nông nghiệp, trong khi quy mô dân số tiếp tục tăng. Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ v.v... mặc dù đã giải quyết một phần lao động nông thôn vào làm việc, nhưng số lượng lao động thu hút vào làm việc ở khu vực này ít hơn so với lượng cung về lao động nông thôn, khả năng dư thừa lao động ở nông thôn tăng lên là tất yếu khách quan. Bắc Ninh là tỉnh dân số trẻ, kết quả nghiên cứu dự báo đến năm 2010 lực lượng lao động ở tỉnh Bắc Ninh tăng lên là 62,8% (năm 2005 là 61,4%), đến năm 2015 là 64% và năm 2020 ổn định ở 63,5%. Do đó, chính sách lao động việc làm của Tỉnh cần theo hướng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nơng thơn, cần có một loạt chính sách mang tính tổng hợp, Tỉnh cần quan tâm tới một số chính sách như:

+ Dành vốn ngân sách để nâng cấp một số cơ sở dạy nghề của tỉnh, đồng thời thực hiện xã hội hố các hình thức dạy nghề, truyền nghề để có thể hàng năm đào tạo cho khoảng 4.5 vạn lao động trở lên, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên trên 60% vào năm 2015.

+ Có chính sách đầu tư khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống của tỉnh như đồ gỗ, mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình)… Phát triển các ngành nghề mới thông qua việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn

nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nơng dân với phương châm “ly nơng, bất ly hương”.

+ Có cơ chế đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm của các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh để có sự điều chỉnh phù hợp trong giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh.

+ Tăng cường công tác tổ chức giới thiệu việc làm và thông tin thị trường cho người lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động, thương binh và xã hội, Tỉnh đồn, Hội Phụ nữ…

+ Có chính sách xuất khẩu lao động, để đưa lao động Bắc Ninh lao động có thời hạn ở nước ngồi.

+ Triển khai thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, đảm bảo mỗi gia đình chỉ có từ một đến 2 con, giảm thiểu tăng dân số tự nhiên.

* Chính sách khuyến khích phát triển thị trường nơng thơn

Để nơng nghiệp phát triển bền vững thì vấn đề quan trọng là kế hoạch sản xuất phải gắn với thị trường, thị trường có vai trị quan trọng hàng đầu thúc đẩy mở rộng sản xuất hàng hố. Do đó, Tỉnh cần quan tâm đến chính sách khuyến khích phát triển thị trường nông thôn. Cụ thể:

+ Tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ trang trại,

HTX, các hộ nông dân được tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại như: hội chợ triển lãm, khảo sát khai thác thị trường trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đào tạo, nâng cao kiến thức thị trường cho nông dân.

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường ngồi nước, tạo diều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp xuất khẩu hàng hóa có lợi thế của tỉnh.

+ Tăng cường thông tin thị trường, nhất là thông tin dự báo thị trường

trên Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Báo Bắc Ninh để nông dân nắm bắt và định hướng sản xuất phù hợp.

+ Đầu tư, quy hoạch, phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung

tâm thương mại, sàn giao dịch… để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các chợ nông thôn phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp hướng sản xuất

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w