Nông nghiệp phát triển bền vững của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 81 - 82)

- Dân số trong độ trong độ tuổ

3.1.3. Nông nghiệp phát triển bền vững của tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước

hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (Việt Nam được kết nạp ngày 7/11/2006 và ngày 11/1/2007 chính thức là thành viên thứ 150 của WTO), mở ra triển vọng và tương lai cho những mặt hàng nông sản thực phẩm Bắc Ninh có thế mạnh như gạo đặc sản, thịt lợn, gia cầm, rau quả... có điều kiện tốt hơn về thị trường. Hội nhập kinh tế cũng sẽ mở ra cơ hội mới về thu hút đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện về nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Song, hội nhập cũng sẽ là thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như tỉnh Bắc Ninh, nhất là những vấn đề liên quan tới biến động giá cả, rào cản kỹ thuật (tiêu chuẩn về kỹ thuật, mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm), làm cho các mặt hàng nông sản phải cạnh tranh nhiều hơn với hàng nhập khẩu. Do đó, việc xây dựng nơng nghiệp phát triển bền vững của Tỉnh phải đặt trong tổng thể chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp. Trong những năm tới đây, dù hướng tới cơ bản thành một tỉnh cơng nghiệp vào năm 2015, thì nơng nghiệp vẫn giữ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, dân số nơng thơn vẫn chiếm tới 70%. Nông nghiệp của tỉnh khơng chỉ cung cấp lương thực, mà cịn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; cung cấp nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động. Nói về vai trị của nơng nghiệp, một nhà nghiên cứu Đài Loan đã khẳng định: “vấn đề nông nghiệp, nơng thơn bao gồm vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, giáo dục cho nên nó vơ cùng phức tạp. Trong tương lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi trường, cân bằng, sinh thái”. Vì vậy, trong hiện tại cũng như tương lai, khơng được phép coi nhẹ nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, mà nông nghiệp phải phát triển bền vững mới đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế, chinh trị, xã hội, an ninh quốc gia và môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri nông nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w