Những kỷ Niệm Trong Hành Trình Mục Vụ Hè

Một phần của tài liệu baivetcantho (Trang 102 - 104)

Lần đầu tiên nhìn thấy nhà nguyện Kinh Tư con cảm thấy bị đánh động nhiều, vì con cũng là một người xuất thân từ vùng đất truyền giáo. Nhà thờ quê con cũng nhỏ và chật chội nhưng cũng khơng đến nỗi nào, ở đây nĩi là nhà nguyện nhưng thực ra chỉ là một cái nhà lá rách nát quá nhiều chỗ, hai bên chỉ che bằng tấm bạt , mùa mưa thì rất dơ bẩn, lầy lội và chật hẹp.Số giáo dân được khoảng hơn 100 người, đường đi khĩ khăn mà người ta vẫn đi lại đơng đủ và sốt sắng. Được như vậy là nhờ cơng lao của những nhà truyền giáo đi trước phải vất vả lắm mới gầy dựng được họ đạo như thế.

Thời gian ở đĩ con thấy rất nhiều đồn từ thiện đến giúp đỡ giáo xứ như: phát tập, phát quần áo, phát gạo... Họ đến từ những nơi thật xa như Đồng Nai, Vũng Tàu, Sài Gịn... và cĩ cả những người Việt kiều nữa. Bỏ cơng, bỏ của đi giúp người ta, ấy thế mà cịn bị người ta chửi vì sự phân bì của những người ngoại thiếu văn hĩa. Bị chửi như vậy nhưng con thấy họ vẫn bình tâm và im lặng, chỉ cĩ anh trưởng đồn đến giải thích cho người ta hiểu một cách rất ơn hịa và nhã nhặn. Qua sự việc đĩ cĩ cảm thấy rất cảm phục họ và học được nơi họ bài học: làm việc bác ái giúp người nghèo khơng phải dễ vì người nghèo khơng phải ai cũng dễ thương, nên muốn trở thành một nhà truyền giáo qua việc giúp đỡ người khác cần phải cĩ một trái tim rộng mở, quảng đại và một tấm lịng bao dung nữa thì mới cĩ thể đến với những người nghèo, những người khĩ thương được.

Con cũng được đánh động nhiều nhất là hình ảnh cha sở. Tuy ngài cịn rất trẻ và mới làm cha sở lần đầu được 3-4 năm, nhưng cha lại cĩ một nhiệt huyết truyền giáo rất cao, thương người nghèo với một tấm lịng quảng đại và cao thượng. Ngài ăn mặc là rất đơn sơ, giản dị, hàng ngày chỉ với chiếc áo sơ mi cũ cuốn tà,với chiếc quần kaki và nhất là mang đơi dép tổ ong cũ kỹ,mỗi bước đi nghe “bẹp xẹp, bẹp xẹp…”, êm đều theo từng nhịp. Ngồi nhân đức đơn sơ ngài cịn rất hiền từ, tức là vừa hiền, vừa nĩi chuyện từ từ... trong những bữa cơm chị em chúng con cịn được cha chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và những niềm vui nỗi buồn của cha khi lần đầu làm cha sở. Thời gian ở đĩ, chứng kiến việc điều hành giáo xứ của cha và con thấy cĩ nhiều phái đồn từ thiện đến giúp, con thắc mắc là khơng thấy cha đi đâu hết vậy sao cĩ nhiều người đến giúp đỡ vậy. Cha cười và chân tình trả lời: mình khơng cĩ khiếu ăn nĩi, cũng khơng muốn đi đâu xin. Khi xin,nếu chồng cho mà vợ khơng hài lịng thì làm cho gia đình người ta xào xáo, nếu cho thì cả hai phải đồng lịng và tự nguyện dâng hiến thì cha mới dám nhận. Mấy người này mình cũng đâu cĩ quen, nhờ trung gian người ta giới thiệu và nhờ đăng lên Facebook những hoạt động trong giáo xứ và những nhu cầu của người nghèo, người ta thấy rồi tự động liên lạc tìm đến giúp.

Qua chuyến đi thực tế này khơng những con được thực tập những gì đã học, mà cịn học thêm nhiều bài học cũng như kinh nghiệm mục vụ từ thực tế. Điều đĩ giúp ích cho việc học của con cũng như nuơi dưỡng đời sống thiêng liêng và nhĩm lên trong con ngọn lửa tình yêu, biết chạnh lịng trước những khĩ khăn thiếu thốn của người khác, cĩ thêm động lực để ra đi thực hiện sứ mệnh mà hội dịng sẽ trao phĩ.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho các nhà truyền giáo luơn gặp nhiều thuận lợi trong cơng tác mục vụ và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Xin Chúa cũng chúc lành cho những người cĩ thiện chí cộng tác với các ngài.

Sr M.Ambrosina Kim Tuyến TD Cần Thơ

Hơn một năm sống nơi mơi trường truyền giáo họ đạo Thới Bình - Cà Mau, con cĩ cơ hội đến với giáo dân nơi đây, để thăm viếng và chia sẻ với những gia đình cơng giáo cũng như anh em lương dân nghèo. 

 Trong một lần đi thăm viếng với chị trưởng Cộng Đồn, con được biết về hồn cảnh của một gia đình làm cho con cảm thấy rất thương, đĩ là gia đình của bà Hai Hương. Lần đầu tiên con đến nhà bà Hai, đĩ là một căn nhà lụp sụp, được dựng bằng những tấm thiếc xung quanh.  Trong nhà chỉ vỏn vẹn một cái tủ thờ hình Chúa, một cái bàn, một cái giường đã rất cũ và một cái bếp củi để nấu nướng thức ăn. 

Trị chuyện với bà,  con được biết bà hai năm nay gần 80 tuổi, vì mưu sinh nên bà từ Trà Vinh lưu lạc đến Cà Mau và đã sinh sống ở Thới Bình hơn 20 năm. Bà hai khơng lập gia đình nhưng cĩ nhận nuơi một người con trai... Vậy mà đến tuổi này hằng ngày bà phải đi bán từng tờ vé số để nuơi sống bản thân mình, vì cậu con trai đã lập gia đình và cĩ 3 cháu.  Nhưng vì biết mình là con nuơi, cậu chẳng yêu thương gì bà Hai, nên khơng chăm sĩc mà ngược lại cịn thường xin tiền của bà để tiêu xài nữa. Cậu này cũng được rửa tội nhưng đã khá lâu khơng đến nhà thờ.

 Mỗi ngày bà hai phải đạp xe đi từ con đường này qua con đường khác để bán từng tờ vé số.  Dù cuộc sống khĩ khăn như vậy, nhưng khi con được tiếp xúc với bà, con nhận ra được nơi bà một niềm tin vào Chúa, trên mơi miệng bà luơn nĩi lời tạ ơn Chúa khi bà đáp lời về một điều gì, và dường như con ít khi nghe bà thở than về cuộc sống của mình, về con cái hay về những khĩ khăn bệnh tật của bà. Nơi bà con nhận thấy được sự khiêm tốn, trung thành với những ngày lễ Misa dù lễ sáng hay chiều bà khơng bao giờ bỏ. 

Thật sự qua cuộc sống của bà Hai chính con mới cảm được rằng, khi chúng ta đến với người nghèo, chúng ta mới cĩ thể cảm nhận được cái khĩ khăn của họ, khi đĩ chúng ta mới dễ dàng cảm thơng. Khơng những thế, đây cũng là cơ hội cho chính con học được bài học từ bà Hai:  dù sống trong khĩ khăn về vật chất, tinh thần nhưng vẫn luơn nĩi lời tạ ơn Chúa trong mọi sự.

 “Dù nghèo vẫn thấy bình an  Vì ta cĩ Chúa luơn luơn ở cùng.”  

Sr. Goretti Ngơ Thị Thùy TD Cần Thơ

Một phần của tài liệu baivetcantho (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)