Phương pháp này phân tích các lý do xuất hiện và nội dung kết cấu của các quy định PL có liên quan đến GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH dưới khía

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 45)

quy định PL có liên quan đến GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH dưới khía cạnh liên ngành kinh tế-luật.

Phương pháp được sử dụng để nhận diện được các nhu cầu kinh tế của các chủ thể trong GDBĐ, trong đó: (i) đối với bên BĐ, là tăng tính hoạt dụng, vốn hóa và kinh tế của ĐS, giảm chi phí vốn vay; (ii) đối với bên nhận BĐ là giảm chi phí thẩm định, quản lý, bảo quản và xử lý ĐS; (iii) đối với các bên có liên quan là sự minh bạch hóa thơng tin của ĐS, đảm bảo việc nhận thơng tin với chi phí thấp nhất, hạn chế tranh chấp phát sinh; (iv) đối với nhà nước và nền kinh tế: là hạn chế tranh chấp phát sinh, mở rộng vốn tín dụng NH.

Trên các yếu tố này, bản chất kinh tế của GDBĐ đối với ĐS được làm rõ, thơng qua đó, lý giải và định hướng nội dung các quy định của PL để đảm bảo phù hợp với động cơ, lợi ích kinh tế của các chủ thể trong giao dịch với nguyên tắc tiết kiệm chi phí giao dịch, mở rộng chi phí cơ hội, đem lại lợi ích cho các chủ thể trong giao dịch và cho tổng thể nền kinh tế.

Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong chương 4 của luận án. Dựa trên nhưng kết quả nghiên cứu của kinh tế học, các kiến nghị PL về GDBĐ bằng ĐS được đưa ra vừa đảm bảo tính khả thi, kinh tế, vừa đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời, loại bỏ những kiến nghị phù hợp với mục tiêu quản lý nhưng không gây tốn kém khi triển khai hoặc không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w