Nhiều băn khoăn là quy định về điều kiện tối thiểu với ĐS BĐ, có thể tạo nên tình trạng hỗn độn và gây mất an tồn cho các GDBĐ bằng ĐS. Mục đích của quy định này nhấn mạnh, để khai thác hiệu quả giá trị kinh tế của ĐS, PL không ngăn cản các thỏa thuận về điều kiện của ĐS BĐ ở ngưỡng tối thiểu nhưng sẽ xây dựng trật tự ưu tiên trong trường hợp có phát sinh tranh chấp và quyền lợi của chủ sở hữu tài sản vẫn được PL bảo vệ. Cách quy định ở ngưỡng tối thiểu này cũng được lý giải ở nguyên tắc tự điều chỉnh bởi các bên trong GD, trong đó, chủ thể của GD hiểu được tình huống của mình ở mức tốt nhất và có nhiều động cơ nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của chính họ. PL tránh quy định mang tính tối đa bởi điều này có thể đẩy các thỏa thuận tự nguyện bị vô hiệu nếu một bên trong hợp đồng khơng thiện chí và lợi dụng quy định tối đa để yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng BĐ vô hiệu.
Tuy nhiên, làm thế nào để NH xác định quyền sở hữu của bên BĐ đối với ĐS trong bối cảnh hầu như không tồn tại hệ thống đăng ký quyền sở hữu của ĐS bên cạnh sự đa dạng của các dạng ĐS. Đối với vật thuộc trường hợp đăng ký quyền sở hữu như phương tiện cơ giới, để xác định chủ sở hữu của ĐS là tương đối dễ dàng vì tên của chủ sở hữu phương tiện được thể hiện trên hệ thống thông tin và giấy đăng ký của ĐS.
Đối với vật không thuộc diện đăng ký sở hữu thì áp dụng nguyên tắc chiếm hữu ngay tình theo Điều 184 BLDS 2015. Nguyên tắc suy đoán chiếm hữu ngay tình bảo vệ sự bình ổn của các GD dân sự nhưng dưới góc độ của PL NH, sẽ gây ra những rủi ro trong hoạt động cho vay có BĐ vì trong 05 căn cứ chiếm hữu tại Điều 165 BLDS 2015, chỉ có hai trường hợp (điểm a, điểm b khoản 1) đủ điều kiện về quyền sở hữu đầy đủ của ĐS trong GDBĐ.Việc xác định bên BĐ có phải là chủ sở hữu của vật, trong lĩnh vực NH, phải dựa trên tồn bộ chuỗi GD trước đó của ĐS với cơ sở pháp lý là các hợp đồng, giấy biên nhận, giấy xuất kho… hoặc bất kỳ giấy tờ nào để truy nguyên được được nguồn gốc của vật.
Cách xác định quyền sở hữu này được áp dụng tương tự và dựa trên quy định của luật chuyên ngành đối với các ĐS khác như quyền đòi nợ, quyền tài sản của quyền sở hữu trí tuệ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đối phần vốn góp và các quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng khác. Tuy nhiên, khác với vật, quyền tài sản là dạng ĐS vơ hình mà khơng thể được cầm nắm, nhận biệt bằng giác quan, nên ngoài việc truy xuất nguồn gốc của quyền tài sản (từ hợp đồng cơ sở) thì NH phải kiểm tra được một tập hợp thông tin liên quan đến quyền tài sản. Theo đó, để xác định được tính sở hữu đầy đủ của quyền tài sản, NH phải kiểm tra tất cả các điều khoản của các thỏa thuận làm phát sinh quyền tài sản của bên BĐ. Ví dụ, hợp đồng vay và các thỏa thuận liên quan khác khi nhận thế chấp quyền đòi nợ; hợp đồng bảo hiểm và các văn bản khác khi nhận thế chấp quyền nhận số tiền bảo hiểm; hợp đồng góp vốn, điều lệ cơng ty khi nhận BĐ bằng quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp trong doanh nghiệp vì nếu bên có nghĩa vụ (trong hợp đồng mà bên BĐ là bên có quyền tài sản) sử dụng các căn cứ pháp lý (Điều 122 đến 127 BLDS 2015) để yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng cơ sở bị vơ hiệu, thì quyền tài sản được coi là chưa phát sinh và điều này ảnh hưởng đến hiệu lực của GDBĐ bằng quyền tài sản.