Rủi ro của hoạt động NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 158)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

rủi ro của hoạt động NH.

Tóm lại, nội dung của các kiến nghị nếu được quy định sẽ: (1) tăng tính hiệu quả của việc thực thi quy định PL; (2) đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật lập pháp; (3) tương thích với tính “động” của các dạng ĐS; (4) giảm hoặc hạn chế tranh chấp phát sinh và giảm chi phí gia dịch cho chủ thể GDBĐ và chủ thể tiềm năng; (5) đảm bảo sự ổn định của các GD thương mại thông thường; (4) tăng quyền của bên BĐ trong việc tiếp cận cơ hội kinh doanh, qua đó, tăng khả năng trả nợ của bên vay; (6) khuyến khích tài trợ vốn thương mại và khuyến khích NH cho vay để đầu tư trang thiết bị, quay vịng sản xuất; (7) đảm bảo tính trung lập, cơng bằng của PL; (8) cung cấp cho NHTM sự bảo vệ phù hợp và bảo tồn ngun tắc phịng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay của NH.

4.2.7 Ghi nhận quy định về tài sản phái sinh từ động sản bảo đảm

PL hiện hành khơng có quy định về khái niệm tài sản phái sinh từ ĐS BĐ. BLDS có quy định về tài sản hình thành trong tương lai, nhưng khái niệm tài sản hình thành trong tương lai là một phạm trù khác với tài sản phái sinh. Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP414 chỉ sử dụng thuật ngữ “biến động của tài sản bảo đảm”.

Tham khảo định nghĩa này, quyển 9 UCC (§ 9-102(64)) quy định: “Tài sản phái sinh của tài sản bảo đảm là (a) bất kỳ tài sản nào có được từ việc bán, cho thuê, nhượng quyền, trao đổi tài sản bảo đảm; (b)) bất kỳ khoản thu có được từ việc phân chia tài sản bảo đảm; (c) các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm; (d) các quyền yêu cầu liên quan đến tài sản bảo đảm, trong phạm vi giá trị của tài sản bảo đảm, phát sinh các sự kiện: tài sản bảo đảm bị mất, không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc các quyền đối với tài sản bảo đảm bị xâm phạm; (e) quyền được nhận số tiền bảo hiểm liên quan đến tài sản bảo đảm và trong phạm vi giá trị của tài sản BĐ”.

Tương tự, khuyến nghị tại Điều 2 (bb) Luật mẫu GDBĐ của Uncitral, định nghĩa tài sản phái sinh là “bất kể tài sản nào có được từ tài sản bảo đảm bao gồm giao dịch mua bán hoặc các giao dịch khác, cho thuê, nhượng quyền hoặc thu nhập có được từ tài sản BĐ, hoa lợi, quyền được nhận số tiền bảo hiểm liên quan đến tài sản bảo đảm, các quyền yêu cầu có liên quan đến tài sản bảo đảm phát sinh trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất, phá hủy hoặc thiệt hại và các tài sản phái sinh của tài sản phái sinh từ tài sản bảo đảm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w