Hoàn thiện PLvề GDBĐ bằng ĐS là một nhu cầu tất yếu, nhằm bảo vệ hài hòa quyền lợi của NH, chủ sở hữu ĐS và các chủ thể cùng có lợi ích xác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 167 - 168)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

Hoàn thiện PLvề GDBĐ bằng ĐS là một nhu cầu tất yếu, nhằm bảo vệ hài hòa quyền lợi của NH, chủ sở hữu ĐS và các chủ thể cùng có lợi ích xác

hài hòa quyền lợi của NH, chủ sở hữu ĐS và các chủ thể cùng có lợi ích xác lập lên hoặc liên quan đến ĐS. Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của VN, nội dung của chương này đã đề cập đến các giải pháp pháp lý và kiến nghị PL, trên cơ sở một số định hướng nhất định.

Các định hướng bao gồm (i) PL về GDBĐ bằng ĐS phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm an tồn của hoạt động NH nhưng hài hóa hóa quyền và lợi ích của các chủ thể GD; (ii) các quy định PL về GDBĐ có hiệu quả, thể hiện tính sẵn sàng của thị trường tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tiếp cận tín dụng ngân hàng dựa trên BĐ bằng ĐS; (iii) quy định PL được ban hành đồng bộ, ổn định, không chồng chéo và minh bạch, BĐ tính thống nhất, phù hợp của các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS với các chuẩn mực và PL quốc tế; (iii) quy định PL về GDBĐ bằng ĐS phải đảm bảo tính cơng bằng, trung lập trong bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có lợi ích liên quan đến ĐS; (iv) quy định PL được xây dựng nhằm giảm chi phí GD, giảm lãi suất vay, tối ưu lợi ích của chủ thể GD; (v) PL GDBĐ bằng ĐS góp phần tạo ra các sản phẩm tín dụng an tồn; (vi) quy định PL hướng đến hình thành cơ chế xử lý ĐSBĐ nhanh chóng, hiệu quả, giảm nợ xấu của ngành NH; (vii) quy định PL về GDBĐ bằng ĐS phải đảm bảo tính cơng bằng, trung lập trong bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khác có lợi ích liên quan đến ĐS; (viii) PL GDBĐ bằng ĐS phải được áp dụng đúng với tinh thần và chính sách PL về nội dung này.

Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, tính cấp thiết và các định hướng xây dựng, luận án đưa ra những kiến nghị hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS bao gồm: (1) Xây dựng Luật GDBĐ bằng ĐS thành luật riêng với đối tượng điều chỉnh là GDBĐ với tài sản BĐ là ĐS; (2) Nhận diện lại và xây dựng khái niệm GDBĐ từ tiếp cận hướng đơn nhất; (3) Sửa đổi điều kiện của ĐSBĐ để nâng cao sự tự chủ của các bên trong thỏa thuận BĐ; (4) Bổ sung các biện pháp xác lập hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS đối với bên thứ ba;

(5) Bổ sung khái niệm tài sản phái sinh để nâng mức độ quyền truy đòi của bên nhận BĐ cho tương xứng với hệ quả của vật quyền BĐ; (6) xây dựng các quy định cụ thể và hệ thống hóa về thứ tự quyền ưu tiên để đảm bảo tính bao trùm, khái quát và minh thị của PL; (7) Sửa đổi một số nội dung về quyền thu giữ và xử lý ĐSBĐ, trong đó quy định rõ hơn các điều kiện để NH tự thu giữ và xử lý ĐS bằng các phương thức ngoài TA.

Song song với 9 kiến nghị này là 3 giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong việc áp dụng Pl GDBĐ bằng ĐS gồm: (1) giải pháp về yêu cầu mô tả ĐS và nghĩa vụ được BĐ; (2) áp dụng nguyên tắc xác định ý chí thực sự của các bên trong q trình giải quyết tranh chấp tín dụng NH; (3) một số gợi ý để nghĩa vụ thông báo xử lý ĐS của NHTM thỏa mãn điều kiện của PL, bảo vệ quyền được tham gia vào quá trình xử lý ĐS của bên BĐ; (4) giải pháp nhằm ngăn chặn các hành vi tẩu tán ĐS.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 167 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w