giao dịch bảo đảm và khuyến nghị dành cho Việt Nam, Tọa đàm “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm”, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) và JICA Việt Nam.
Việc đảm bảo nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc tạo lập sự ổn định của hệ thống các GD có liên quan đến ĐS, hạn chế tranh chấp phát sinh và cân bằng được quyền lợi của tất cả các chủ thể trong các GD dân sự. Khi tính “có thể dự báo được” của quy định PL được đảm bảo thì mức độ chắn chắn của hồn trả khoản vay tăng, thúc đẩy sự sẵn sàng của tín dụng NH đối với nhu cầu thị trường.
2.4.3 Mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảođảm bằng động sản đảm bằng động sản
Khoa học pháp lý, từ lâu, đã có những quan điểm trái chiều về mối quan hệ của hợp đồng chính và hợp đồng phụ khi xét đến mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ231. BLDS 1995 khơng có quy định cụ thể về nội dung này232. Tuy nhiên, quy định tại Điều 410 BLDS 2005, Điều 407 khoản 2 BLDS 2015 và đặc biệt là Điều 29233 của Nghị định 21/2021/ NĐ- CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đã thể hiện rõ quan điểm của nhà làm luật về vấn đề này234. BLDS 2015 cũng không coi đây là một trường hợp của quan hệ hợp đồng chính- phụ và dẫn chiếu sự điều chỉnh của PL chuyên ngành235. Các quy định đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ nhưng có tính độc lập tương đối giữa hiệu lực của hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ. Thực tiễn của hoạt động NH, cho thấy mối liên kết chặt chẽ, dẫn chiếu giữa nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ. Cụ thể:
(i) Hiệu lực của hợp đồng tín dụng phát sinh kể từ thời điểm ký kết và không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng BĐ. Tuy nhiên, các thỏa thuận về BĐ khoản vay thường là điều kiện giải ngân của NH theo chính sách
của NH236.. Trong trường hợp bên vay khơng đáp ứng được các