bản chất pháp lý của GDBĐ bằng ĐS.
2.2.3 Đặc trưng của giao dịch bảo đảm bằng động sản trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thương mại cho vay của ngân hàng thương mại
GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM có một số đặc trưng nhất định so với quan hệ cho vay trong GD dân sự, kinh tế thông thường.
Thứ nhất, GDBĐ bằng ĐS là nguồn thu nợ dự phòng quan trọng, là một trong những phương thức hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Mục đích trực tiếp của NHTM khi yêu cầu bên vay sử dụng ĐSBĐ là để dự phòng nguồn thu nợ, bên cạnh hai nguồn thu nợ chính (dịng tiền thu được từ kế hoạch sử dụng vốn và năng lực tài chính của bên vay). Đây là điểm khác biệt của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NH với GDBĐ bằng ĐS trong GD dân sự. Đặc điểm này giải thích vì sao trong thực tiễn hoạt động NH, giá trị của ĐSBĐ, thông thường, là căn cứ để NH xác định số tiền cho vay. GDBĐ bằng ĐS là một trong những yếu tố làm tăng động cơ trả nợ của bên vay bởi lẽ, nếu vi phạm thỏa thuận với NH, bên vay sẽ gánh chịu tổn thất mà tổn thất này có thể lớn hơn chi phí.
Thứ hai, GDBĐ bằng ĐS cho khoản nợ vay tại NHTM có những tác động và hệ quả hoàn toàn khác so với khoản nợ trong GD dân sự, kinh tế thông thường. Thật vậy, NHTM là một trung gian tín dụng, huy động tiền gửi của cơng chúng, do vậy, rủi ro tín dụng và rủi ro về ĐSBĐ, nếu xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của bản thân NHTM mà cịn đối với số đơng người gửi tiền và niềm tin của công chúng vào hệ thống NH cũng như chức năng là kênh dẫn truyền vốn trong nền kinh tế của hệ thống TCTD. GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ chế để hạn chế và giảm nợ xấu của ngành NH. Điều này có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế bởi nợ xấu là một trong những nguyên nhân dẫn tới phá sản NH, gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế. Vì đặc trưng này, các quy định PL của GDBĐ bằng ĐS luôn phải được xây dựng dựa trên ngun tắc BĐ an tồn của hoạt động tín dụng NH.
Thứ ba, GDBĐ với đối tượng là ĐS, trong một số trường hợp, có thể tiềm ẩn rủi ro nhất định cho NHTM so với các tài sản BĐ khác187 vì ĐS là dạng tài sản khó xác định quyền sở hữu và dễ dàng chuyển nhượng hơn so với BĐS. Các yếu tố này có thể tăng rủi ro cho NHTM, làm cho khoản nợ có BĐ có nguy cơ trở thành khơng có BĐ. Mặc dù vậy, nhận BĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM, cũng đồng thời là cơ sở để bên BĐ tối đa giá trị kinh tế của ĐS, mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng của bên vay. Vì vậy, mặc dù GDBĐ bằng ĐS là một thỏa thuận xuất phát từ nguyên tắc chung của PL hợp đồng, nhưng tự do thỏa thuận của GDBĐ có giới hạn vì một bên trong thỏa thuận này là lại, một số quốc gia chỉ công nhận hiệu lực của thỏa thuận bảo đảm, trong đó có xác định rõ các ĐS BĐ và nghĩa vụ được bảo đảm xác định.