- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
Các quy định về thông báo xử lý ĐSBĐ trước đây không được các nhà làm luật chú trọng420 NĐ số 21/2021/NĐ-CP quy định thông báo xử lý tài sản
BĐ là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm bảo vệ quyền được tham gia của bên BĐ vào quá trình xử lý ĐS và tính minh bạch của hoạt động này tại các NHTM. NH có nghĩa vụ tuân thủ, tạo điều kiện để bên BĐ hợp tác, tham gia tích cực vào q trình này, giúp họ tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Hiện nay có tình trạng nhiều NH bị khiếu nại, khiếu kiện do tự ý xử lý ĐS BĐ. Các quy định trong NĐ 21/2021/NĐ- CP quy định tương đối rõ ràng về hình thức, nội dung và trình tự thủ tục song khó khả thi nếu khơng có sự hợp tác của bên BĐ. Về nội dung này, quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thủ tục tống đạt tương đối chặt chẽ, trong đó có thủ tục áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt, không nhận thông báo, hoặc niêm yết văn bản thông báo sao cho hợp pháp. Các NHTM có thể tham khảo việc áp dụng thủ tục này khi xử lý ĐS. Giải pháp hiệu quả là thông báo xử lý ĐS cho người BĐ, người đang giữ ĐSBĐ hoặc niêm yết công khai văn bản thông báo xử lý ĐSBĐ với đầy đủ các nội dung luật định, có vi bằng (do Thừa phát lại tiến hành tống đạt và lập vi bằng). 4.3.3. Giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi tẩu tán động sản bảo đảm
Vì những mảng trống trong quy định PL về quyền thu giữ ĐS BĐ, nên một giải pháp để ngăn chặn việc tẩu tán ĐSBĐ là: các bên chủ động thỏa thuận việc giao nhận ĐSBĐ và các chế tài cụ thể ngay tại thời điểm xác lập hợp đồng BĐ.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ giao ĐS, tranh chấp quyền xử lý ĐS của khoản nợ xấu thì NHTM khởi kiện ra TA xử lý theo quy định tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-H ĐTP ngày 15/5/2018 của TANDTC hướng dẫn một số quy định của PL trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản BĐ của khoản nợ xấu tại TAND. Giải pháp này nhằm ràng buộc chặt chẽ hơn các trách nhiệm của bên BĐ hoặc bên đang nắm