Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về GDBĐ bằng ĐS, chương này đã làm rõ một số nội dung như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 82 - 83)

này đã làm rõ một số nội dung như sau:

1.Bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của GDBĐ bằng ĐS cùng song song tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau. Về bản chất kinh tế, GDBĐ bằng ĐS, đã phát triển từ nguồn thu nợ thứ hai, trở thành một cơ chế bảo đảm an tồn tín dụng NH, phịng tránh rủi ro tín dụng cho đến vai trị góp phần ổn định hệ thống NH. Bản chất kinh tế làm phát sinh nhu cầu hình thành và phát triển các quy phạm PL tương ứng về GDBĐ bằng ĐS, để ghi nhận, củng cố và bảo vệ các nhu cầu kinh tế của hoạt động cho vay của NHTM. Vì vậy, GDBĐ bằng ĐS là chế định quan trọng trong PL NH, ra đời từ nhu cầu bảo đảm an tồn, phịng chống rủi ro hoạt động NH và là một xu thế của hoạt động cho vay có BĐ của NH hiện đại.

2. Mặc dù có cùng một bản chất kinh tế, nhưng quy định PL về GDBĐ bằng

ĐS ở các quốc gia không giống nhau. Nếu như quy định của các quốc gia thuộc hệ thống Civil law, nhận diện và điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS từ phương thức tác động đến ĐS (biện pháp BĐ), thì quy định của các quốc gia thuộc hệ thống Common law tiếp cận khái niệm GDBĐ từ yếu tố trừu tượng hơn là: lợi ích BĐ trong các GD. Các quy định về mức độ của vật quyền BĐ cũng không giống nhau. Tuy nhiên, trong các khác biệt này vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Đặc biệt, các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS của nhiều quốc gia trong những năm gần đây có sự tiếp thu lẫn nhau.

3. Từ việc phân tích q trình phát triển của khái niệm GDBĐ bằng tài sản trong quy định PL VN qua các thời kỳ và nghiên cứu việc áp dụng quy định PL về GDBĐ bằng ĐS trong thực tiễn của các NHTM ở VN, có thể thấy, về bản chất pháp lý, GDBĐ bằng ĐS là thỏa thuận được thiết lập giữa NH và bên BĐ với đối tượng là ĐS, để BĐ việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ bên vay, đảm bảo an toàn hoạt động NH, tối đa giá trị kinh tế của ĐS. GDBĐ bằng ĐS không chỉ được thiết lập để bảo vệ trực tiếp cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, mà còn là cơ chế hạn chế, phòng ngừa các tiềm năng rủi ro của bên này trong quan hệ tín dụng NH. Đặc điểm này là cơ sở quan trọng để ghi nhận nhu cầu khác nhau trong việc xây dựng và hoàn thiện PL của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH.

4. So với BĐS, ĐS có những đặc trưng nhất định: đa dạng về hình thái, dễ dàng di chuyển, chuyển giao. Bản thân các ĐS, trong sự so sánh với nhau, cũng khác biệt về tính chất, giá trị sử dụng, đặc tính pháp lý. Đối với NH và bên vay, những đặc điểm này mang tính hai mặt: vừa hạn chế rủi ro, vừa là tiềm năng gây ra rủi ro. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu của bên nhận BĐ và bên BĐ trong việc xác lập GDBĐ bằng ĐS. Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS, do vậy, phải dựa trên việc phản ánh các đặc tính của ĐS và sự ghi nhận nhu cầu của hai chủ thể của GDBĐ bằng ĐS trong lĩnh vực tín dụng NH.

5. PL về GDBĐ bằng ĐS, do vậy, có những đặc trưng riêng, trong đó, một mặt mở rộng quyền tiếp cận và nhu cầu tín dụng của bên BĐ, bên vay, một mặt, cần hạn chế rủi ro cho bên nhận BĐ trong trường hợp bên BĐ cố tình tẩu tán, cất giữ, chuyển đổi ĐS BĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w