Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 102 - 151)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý GD NSVH cho HS các trường THCS huyện Nam Trà My, luận văn đề xuất 8 biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GD NSVH của HS. Kết quả khảo nghiệm trưng cầu ý kiến đánh giá của 85 CBGV (24 CBQL; 50 giáo viên, 11 GV TPT) các trường THCS huyện Nam Trà My về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GD

NSVH cho HS các trường THCS huyện Nam Trà My được trình bày trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 (Tổng số phiếu thu về: 85/85 phiếu phát ra).

Bên cạnh đó, chúng tơi sử dụng nhóm phương pháp xử lý số liệu để phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu và tính hệ số tương quan giữa CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Thang điểm đánh giá dành cho đối tượng khảo sát được quy ước gồm bậc:

 Tính cấp thiết của các biện pháp

1. Rất cấp thiết/rất khả thi: 4 điểm 2. Cấp thiết/khả thi: 3 điểm 3. Ít cấp thiết/ Ít khả thi: 2 điểm 4. Khơng cấp thiết/không khả thi: 1 điểm

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết (1- Không cấp thiết; 2- Ít cấp thiết; 3- Cấp thiết; 4 – Rất cấp thiết) Tổng TBC Thứ bậc 1 2 3 4 X̅ 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về công tác GD NSVH cho HS

0 0 10 75 330 3,88 1

2 Xây dựng và ban hành các tiêu

chí về NSVH của HS 0 0 15 70 325 3,8 2

3 Xây dựng kế hoạch GD NSVH

phù hợp cụ thể, khả thi 0 0 28 57 312 3,67 4

4 Hoàn thiện bộ máy quản lý GD

NSVH cho HS 0 0 19 66 321 3,77 3

5 Đa dạng hóa các hình thức giáo

dục NSVH cho HS 0 0 36 49 304 3,57 6

6 Phối hợp hiệu quả các lực lượng

tham gia GD NSVH cho HS 0 2 38 45 253 2,97 8

7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

hoạt động GD NSVH cho HS 0 0 32 53 308 3,6 5

8 Đảm bảo nguồn lực phục vụ công

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ khả thi (1- Khơng khả thi; 2- Ít khả thi ; 3- Khả thi ; 4 – Rất khả thi) Tổng TBC Thứ bậc 1 2 3 4 𝐗̅

1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV,

HS về công tác GD NSVH cho HS 0 3 19 63 315 3,7 5

2 Xây dựng và ban hành các tiêu chí về

NSVH của HS 0 2 5 78 331 3,89 2

3 Xây dựng kế hoạch GD NSVH phù

hợp cụ thể, khả thi 0 2 16 67 320 3,76 4

4 Hoàn thiện bộ máy quản lý GD NSVH

cho HS 0 2 8 75 328 3,85 3

5 Đa dạng hóa các hình thức giáo dục

NSVH cho HS 0 4 21 60 311 3,65 6

6 Phối hợp hiệu quả các lực lượng tham

gia GD NSVH cho HS 0 4 26 55 306 3,6 7

7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt

động GD NSVH cho HS 0 1 3 81 335 3,9 1

8 Đảm bảo nguồn lực phục vụ công tác

GD NSVH cho HS 3 6 20 53 287 3,37 8

Kết quả khảo sát cho thấy:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là “cấp thiết” và “rất cấp thiết” (tỷ lệ 96,0 ý kiến được hỏi). Có từ 80 trở lên ý kiến được hỏi khẳng định là các biện pháp đề xuất có tính “khả thi” và “rất khả thi”.

Tuy nhiên vẫn cịn có số ít các ý kiến cho rằng các biện pháp là không khả thi (tỷ lệ khá nhỏ, không đáng kể). Điều này phản ánh đúng thực tế ở các trường THCS tỉnh Quảng Nam. Vì nhiều lý do (đặc thù HS, năng lực đội ngũ, điều kiện về nguồn lực), một số biện pháp sẽ gặp khó khăn nhất định trong triển khai vào các nhà trường. Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy, khi triển khai áp dụng các biện pháp vào thực tiễn cần cân nhắc những hạn chế của từng biện pháp để công tác quản lý GD NSVH đạt hiệu quả khả thi hơn.

Tóm lại, mặc dù cịn có những ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết CBQL và GV đều cho rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi. Kết quả khảo sát cho thấy trong một chừng mực nhất định, các biện pháp có thể áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD NSVH cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GD NSVH cho HS tại các trường THCS huyện Nam Trà My, tác giả luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động này tại các các trường THCS nghiên cứu.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ và thống nhất với nhau; có sự tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có vai trị riêng, có thế mạnh và hạn chế nhất định. Để đạt được hiệu quả cao, các biện pháp cần được triển khai thực hiện một cách hệ thống và đồng bộ. Hiệu quả đạt được có thể hạn chế, nếu như việc triển khai các biện pháp thiếu sự nhất quán, đồng bộ trong đội ngũ. Khi triển khai các biện pháp, lãnh đạo các trường THCS cũng cần cân nhắc và có sự điều chỉnh thích hợp nội dung từng biện pháp, đảm bảo tính thích ứng với điều kiện cụ thể của từng các trường THCS về đội ngũ, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính.

Các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ tăng cường được hoạt động quản lý giáo dục NSVH cho học sinh nói chung và học sinh nội trú nói riêng. NSVH của học sinh chắc chắn sẽ được cải thiện.

Kết quả khảo nghiệm nhận thức cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và mức độ khả thi cao, có thể áp dụng vào các trường THCS huyện Nam Trà My, đồng thời các trường khác cũng có thể vận dụng các nội dung phù hợp với đặc điểm các trường THCS căn cứ vào thực tế quản lý tại đơn vị mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề GD nhân cách con người đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Bộ GD - ĐT đã xác định công tác HS phải hướng vào thực hiện mục tiêu chung là hình thành nhân cách con người mới, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực công dân. Giáo dục thế hệ trẻ giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có nếp sống lành mạnh, có kiến thức văn hố, có sức khoẻ và khát vọng học hỏi, vươn lên là trọng trách của các nhà trường hiện nay.

GD NSVH là nội dung quan trọng nhằm hình thành nhân cách HS trong các nhà trường THCS. Chương 1 luận văn đã trao đổi về các vấn đề lý luận cơ bản của công tác này. Trên cơ sở trình bày tổng quan những nghiên cứu liên quan, bàn về các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu, luận văn đã làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD NSVH cho HS các trường THCS, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GD NSVH cho HS trường THCS và nêu khái quát các nội dung quản lý công tác này.

Thực trạng NSVH và quản lý GD NSVH cho HS các trường THCS đã được làm rõ ở Chương 2 luận văn. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực cịn có những hạn chế. Một bộ phận HS cịn lười học, ỷ lại các chế độ chính sách dành cho HS dân tộc, chưa ý thức tự học, tự nghiên cứu, chưa chú ý sắp xếp thời gian tự học, sắp xếp lịch học một cách hợp lý, mặt khác còn một số biểu hiện tiêu cực như: uống rượu, gây gổ đánh nhau. Ý thức chấp hành nội quy chưa tốt, ý thức tự quản của mỗi HS chưa cao khi tham gia các hoạt động chung. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình khơng được thường xun, vì gia đình các em ở xa hoặc không thể liên lạc bằng điện thoại. Nhà trường, các đoàn thể chưa thường xuyên cải tiến các hoạt động, đổi mới phương pháp, cập nhật nội dung, hình thức phù hợp với tình hình HS hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý GD NSVH cho HS. CSVC, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ GD NSVH còn hạn chế, thiếu cơ chế phối hợp với các phòng ban, tổ chuyên mơn, GVCN, Đồn TN, gia đình HS. Thực tế cơng tác quản lý GD NSVH cho HS ở các trường THCS vẫn còn một số yếu kém, bất cập. Kết quả cơng tác này cịn hạn chế, nội dung thực hiện chưa có chiều sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả GD NSVH cho HS các trường THCS, luận văn đề xuất 08 biện pháp GD NSVH cho HS bao gồm: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về công tác GD NSVH cho HS; Xây dựng và ban hành các tiêu chí về NSVH của HS; Xây dựng kế hoạch GD NSVH phù hợp, cụ thể, khả thi; Hoàn thiện bộ máy quản lý GD NSVH cho HS; Đa dạng hóa các hình thức GD NSVH cho HS; Phối hợp hiệu quả

các lực lượng tham gia GD NSVH cho HS; Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GD NSVH cho HS; Đảm bảo nguồn lực phục vụ công tác GD NSVH cho HS.

Kết quả khảo nghiệm thể hiện rằng 08 biện pháp luận văn đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu được triển khai thực hiện đồng bộ, các biện pháp sẽ mang lại kết quả tốt trong công tác GD NSVH cho HS các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở GD & ĐT

Ban hành văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua cụ thể về nếp sống, sinh hoạt, các hoạt động trong các trường THCS, triển khai đồng bộ đến tất cả các trường trong toàn tỉnh nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng NSVH trong các trường học. Xây dựng các tiêu chí về NSVH của HS trong nhà trường THCS để có thể kiểm tra đánh giá tồn diện và tiến tới tổng kết kinh nghiệm.

2.2. Với phòng GD & ĐT huyện

Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My ban hành các văn bản chỉ đạo các LLXH, các ngành chức năng tăng cường tham gia GD NSVH cho HS các nhà trường. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV chủ nhiệm về công tác GD NSVH cho HS. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và chỉ đạo công tác GD NSVH cho HS ở các trường THCS nhằm tư vấn, thúc đẩy nhà trường nâng cao hiệu quả GD NSVH cho HS.

2.3. Với các Trường THCS huyện Nam Trà My

Xây dựng bộ máy chuyên trách đồng bộ, đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL.

Nghiên cứu áp dụng các biện pháp quản lý GD NSVH cho HS do luận văn đề xuất vào nhà trường; căn cứ vào tình hình cụ thể của từng nhà trường để lựa chọn, điều chỉnh các nội dung cho phù hợp.

Áp dụng các chế độ hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị, bộ phận trong tồn trường tham gia GD NSVH cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (2015), Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030;

2. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998,

của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

3. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội

nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

4. Ban chấp hành trung ương (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30 tháng

10 năm 2016 Hội nghị trung ương 4, Khóa XII, Về tăng cường xây dựng,

chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

5. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, NXB Hà Nội.

6. Trần Văn Bính (chủ biên) (1998). Văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hà Nội: Khoa Văn

hóa Xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Báo cáo số 48 /BC-PGD ĐT ngày 17/7/2020 về Báo cáo tổng kết cấp THCS năm

học 2019 – 2020

8. Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ của Phòng

GD&ĐT huyện Nam Trà My năm học 2020 – 2021.

9. Phạm Minh Hạc (2011), Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường, Cơng

thơng tin điện tử Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang http://sgddt. tiengiang.gov.vn/, cập nhật tháng 02/2011;

10. Trần Thị Thu Hiền (2017), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trường THCS Quế Lâm, tỉnh Phú Thọ

11. Nguyễn Thu Hoài (2017), Xây dựng NSVH cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa

nghệ thuật quân đội.

12. Lê Văn Hùng (2016), Biện pháp Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho HS các

trường PTDTNT tỉnh Kom Tum.

13. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại-Lý luận, biện pháp, kỹthuật, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý GD, một số vấn đề lý luận và thựctiễn,

15. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2002), Giáo Dục Học Đại Cương, NXB Giáo dục

16. Măng Thắng Lợi (2015), Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân

tộc cho học sinh ở các Trường THCS Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, Trường Đại học Đà Nẵng;

17. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật: Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị

(bằng tiếng Việt), NXB Khoa học xã hội

18. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề về Đạo đức, NXB Giáo dục

19. Vũ Đăng Minh, Nguyễn Thế Vịnh (2016), Kỹ năng nghiệp vụ cơng tác văn hóa-xã

hội ở xã, phường, thị trấn, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016]

20. Nhà xuất bản Văn hoá (1985), Bàn về lối sống và nếp sốngXHCN, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Quốc hội (2019), Luật giáo dục, số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019.

23. Nguyễn Quốc Thành (2015), Giao trình Tâm lý học.

24. Hồng Ngọc Thắng (2015), Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở

Trường THCS Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

25. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý, quản lý giáo dục, NXB Đại

học Thái Nguyên.

26. Võ Thị Nhật Thu (2020), Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

27. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của

Thủ tướng Chính phủ về đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025;

28. Lê Anh Tuấn (2019), Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho HS các trường

PTDTNT tỉnh Cao Bằng.

29. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục học Tập 1, NXB Đại Học Sư

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC NSVH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Để có cơ sở khoa học xác định các biện pháp quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành thu thập một số thông tin cần thiết. Mong thầy cơ vui lịng cho biết ý kiến về

các vấn đề sau đây (đánh dấu X vào các ô trống chỉ phương án lựachọn. Có thể chọn

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 102 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)