9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Thực trạng giáo dục NSVH cho học sin hở các trường THCS trên địa bàn huyện
2.3.7. Kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho học sin hở các trường
THCS huyện Nam Trà My
Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NSVH của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để 85 CBQL và GV công tác lâu năm trong các trường THCS tự đánh giá kết quả
thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.11 với nội dung khảo sát: Ý kiến
của Thầy (Cô) về cách kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện giáo dục NSVH cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My?
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NSVH cho học sinh của CBQL, GV
TT Nội dung n = 85 Mức độ quan trọng (1-Kém; 2-Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá; 5- Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝐗̅
1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá 0 5 5 30 45 4,35 1
2
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NSVH thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách
0 11 19 31 24 3,8 4
3
Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục NSVH của các lực lượng trong nhà trường
1 12 27 33 12 3,5 6
4
Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục NSVH của các lực lượng trong nhà trường
0 7 21 29 28 3,9 3
5
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục NSVH thông qua kết quả rèn luyện của học sinh
0 3 32 14 36 3,97 2
6
Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục NSVH
Kết quả điều tra ở bảng 2.11 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục NSVH trong các trường THCS được đánh giá tốt (vị thứ 1) rõ ràng, cụ thể thông qua các tiêu chí đánh giá chung của ban chấp hành Đoàn trường – Đội TNTP và hoạt động NGLL. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục NSVH thông qua kết quả rèn luyện của học sinh các trường THCS cũng được đội ngũ cán bộ quản lý và GV các trường THCS đánh giá ở mức độ khá tốt (vị thứ 2), đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng các trường THCS được đánh giá tương đối tốt (vị thứ 3) . Ngoài ra, Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục NSVH (vị thứ 5) và Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục NSVH của các lực lượng trong nhà trường (vị thứ 6) . Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên các trường THCS ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.