9. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường trung học cơ sở
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS
Để quản lý nội dung, Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc như sau:
a. Tổ chức rà soát, phát triển nội dung giáo dục NSVH cho học sinh tại các trường THCS
-Xem xét các hệ thống văn bản quy định về NSVH, văn hóa học đường.
- Xem xét các giá trị niềm tin mà các trường THCS hướng tới, triết lý giáo dục,
sứ mệnh tầm nhìn của các trường THCS trong đào tạo và giáo dục.
- Xem xét hệ giá trị truyền thống của các trường THCS và cộng đồng
- Đánh giá các quy tắc chuẩn mực cũ, hiện hành, những điều bất cập cần cải tiến,
những giá trị tốt đẹp mới cần hình thành.
-Thành lập nhóm nịng cốt xây dựng các nội dung giáo dục NSVH cho học sinh
trên bình diện của 3 khía cạnh:
NSVH bình diện trong giao tiếp, ứng xử;
NSVH bình diện trong học tập;
Ngồi ra, bình diện các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh môi trường, bảo vệ trật tự an ninh…Các hoạt động trên diễn ra trong không gian khu nội trú, thời gian kéo dài và khép kín trong ngày địi hỏi cơng tác quản lý giáo dục ở khu nội trú phải đáp ứng linh hoạt. Trong thực tế cũng như tình hình chung của các trường THCS hiện nay, công tác khu nội trú mới chủ yếu là bố trí chỗ ăn ở cho học sinh là chủ yếu, còn các mặt khác chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức.
Ngày nay, trước yêu cầu của xã hội trong thời kì đổi mới địi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với yêu cầu của người học về nếp sống văn hóa khoa học. Việc nghiên cứu cơng tác quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở khu nội trú là rất cần thiết để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác này. Mặt khác nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành những phẩm chất, nếp sống tốt cho người lao động - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Để có được những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục NSVH cho học sinh ở khu nội trú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.
b. Tổ chức phổ biến và bồi dưỡng thực hiện nội dung giáo dục NSVH cho học sinh tại các trường THCS
+ Quản lý công tác phổ biến và triển khai, cần chú ý những vấn đề:
+ Không gian và thời gian phổ biến phù hợp. + Phân công trách nhiệm thực hiện cho nhân sự. + Lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.
+ Thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người, các tổ chức xã hội.
+ Lường trước những khó khăn, thách thức, cần ghi nhận và lắng nghe để điều
chỉnh và khắc phục.
c. Chỉ đạo giám sát việc thực hiện nội dung giáo dục NSVH cho học sinh tại các trường THCS đảm bảo mục tiêu đề ra.
Để chỉ đạo, giám sát tốt việc thực hiện nội dung giáo dục nếp sống văn hoá ở trong nhà trường cần phải đảm bảo đúng mục tiêu, có phương pháp, hình thức quản lý khoa học, hiệu quả. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá của nhà quản lý ở THCS cần được chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Đề ra văn bản hành chính chỉ đạo hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh.
Đây chính là quyết định hành chính để cho cán bộ, giáo viên, học sinh căn cứ vào đó mà thực hiện nhiệm vụ và là chứng cứ để nhà quản lý kiểm tra cán bộ, giáo viên, học sinh có thực hiện đầy đủ và đúng nhiệm vụ hay không và tùy theo đó mà truy cứu trách nhiệm cũng như có hình thức xử lý.
Những quy định mà nhà quản lý đề ra cần phải thể hiện rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung quyền hạn, quyền lợi, phương pháp làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh. Những quy định về công tác quản lý giáo dục học sinh phải gắn với nhiệm vụ chính trị, đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu giáo dục chung.
Việc đề ra các yêu cầu, các quy tắc chung để duy trì nề nếp học tập sinh hoạt là một phần nội quy thực hiện nếp sống văn hóa. Nếu thiếu sự nghiêm khắc và hài hòa với những đặc điểm, nhu cầu phát triển của học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số thì dễ tạo ra sự chây ỳ, đối phó, dẫn đến nề nếp sẽ thiếu quy củ, thiếu sự thực hiện tự giác.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về cơng tác quản lý học sinh
Đây là một hình thức cần thiết và quan trọng được sử dụng để bàn đến các cơng việc có liên quan đến hoạt động quản lý chung trong nhà trường. Để tạo được sự đồng thuận, khách quan khi ra quyết định liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục học sinh. Nhà quản lý có thể tổ chức họp hội đồng nhà trường, họp Ban Giám hiệu để bàn bạc thống nhất rồi cùng ra quyết định. Khi bàn về công tác quản lý học sinh mà có liên quan hay cần phải có sự kết hợp, phối hợp, sự giúp đỡ của các bộ phận khác trong nhà trường. Nhà quản lý có thể tổ chức các cuộc họp giao ban cơng tác quản lý định kì hoặc trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, hội nghị chuyên đề truyền đạt thông tin, học tập, biểu thị thái độ, triển khai phổ biến kế hoạch, chỉ đạo và nắm bắt đánh giá tình hình cơng tác quản lý học sinh. Trong quá trình thực hiện cần chú ý tới việc tổ chức và chủ trì hội nghị một cách khoa học để tốn ít thời gian mà hiệu quả cao.