Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 89 - 93)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường thcs trên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về giáo dục

thcs trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

a. Mục đích ý nghĩa

Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Nhờ có nhận thức mà con người có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao hơn nữa là có thể cải tạo được chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu của chính mình. Nhận thức của mỗi con người có vai trị định hướngcho hoạt động của bản thân. Có nhận thức đúng đắn, con người mới có ý thức tự giác về hoạt động của mình. Vì vậy, có thể nói, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GD NSVH có ý nghĩa quyết định đến kết quả GD NSVH cho HS các trường THCS trên địa bàn Nam Trà My.

Lãnh đạo các trường THCS cần giúp CBQL, GV, NV, HS và các lực lượng giáo dục khác nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về sự cần thiết của hoạt động GD NSVH cho HS cũng như bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối vớihoạt động này. Từ đó, tạo được sự đồng thuận, thống nhất để thực hiện GD NSVH cho HS đạt được kết quả mong muốn.

cầu và niềm tin hướng đến chuẩn mực đạo đức; hình thành các hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, văn minh trong nhà trường; xây dựng nếp sống lành mạnh, bầu khơng khí thân thiện, mơi trường văn hóa... trong q trình sống, sinh hoạt và học tập tại trường. Từ đó biến cơng tác GD NSVH cho HS thành hoạt động mang tính tự giác, thành thói quen trong nhận thức và hành động của HS cũng như mọi thành viên trong nhà trường.

b. Nội dung, tổ chức thực hiện

Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của GD NSVH cho HS và công tác chỉ đạo hoạt động GD NSVH cho HS đến toàn thể CBGV, HS và các bậc cha mẹ HS. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần thiết phải có sự chung bị chu đáo trong việc lập kế hoạch chi tiết hoặc chương trình hành động, trong đó phải làm rõ:

+ Xác định đối tượng tuyên truyền; + Xây dựng nội dung tuyên truyền;

+ Lựa chọn hình thức và thời điểm tuyên truyền; + Lựa chọn các tun truyền viên thích hợp, có uy tín; Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hoạt động tuyên truyền.

Đoàn thanh niên, ban quản lý nội trú tập hợp đầy đủ các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện NSVH đưa vào kế hoạch. Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của các kế hoạch đã thực hiện cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế hiện nay của nhà trường.

Giao Đoàn Thanh niên các trường THCS chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các GV để tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm truyền thông về nội dung và vai trị của GD NSVH cho HS.

Truyền tải tồn bộ các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác GD NSVH cho HS tới cán bộ, GV và HS trong trường. Việc truyền tải được các nội dung này không chỉ giúp cho GV nắm được quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn cách thực hiện mà cịn tạo ra cơ sở pháp lí trong chỉ đạo của hiệu trưởng về cơng tác GD NSVH cho HS.

Hiệu trưởng các trường THCS phân công trách nhiệm cho từng phòng ban, tổ chuyên mơn, các CBGV, GVCN, các tổ chức đồn thể trong các trường THCS việc thực hiện hoạt động quản lý NSVH của HS.

Tổ chức cho các lớp và GV chủ nhiệm xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu và kí cam kết thực hiện; thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định này. Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm GD NSVH cho HS để nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, NV.

Giáo dục thái độ, động cơ học tập, rèn luyện ở mỗi HS để hình thành cho mình những thói quen, hành vi văn hóa trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, trong các giờ học.

Tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị bạn trong và ngoài các trường THCS để cùng trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động GD NSVH cho HS. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ thêm trong công tác bồi dưỡng kinh nghiệm, năng lực cho đội ngũ và thúc đẩy động cơ học tập, rèn luyện cho HS.

Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của GV, HS để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục.

3.2.2. Xây dựng và ban hành các tiêu chí về nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

a. Mục đích ý nghĩa

Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động có vai trị quan trọng. Đánh giá khơng chỉ cho biết kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra mà thơng qua đó, nhà giáo dục có cơ sở khoa học để xem xét lại cả quá trình thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh nếu chưa thực hiện hợp lý.

Muốn thực hiện được việc đánh giá tốt thì hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng được bộ cơng cụ đánh giá gồm các tiêu chí đánh giá chung, đồng thời tổ chức tốt khâu đánh giá.

Xây dựng chung mực ứng xử của CBQL, GV, NV trong mọi hoạt động, bao gồm những việc phải làm và những việc khơng được làm... góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, NV có tác phong, có cách giao tiếp ứng xử và NSVH, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chung hóa những tiêu chí đánh giá NSVH của HS là sự cụ thể hố u cầu cơng tác GD NSVH cho HS thành những tiêu chí các nội dung cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi đưa việc rèn luyện, thực hiện NSVH ở HS vào nề nếp; giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng và đầy đủ về NSVH, thực hiện NSVH trong học tập, giao tiếp, sinh hoạt.

b. Nội dung, tổ chức thực hiện

Các tiêu chí về NSVH của HS cần xây dựng như bộ quy tắc chung về NSVH của HS và dựa vào các căn cứ: Quyết định số 129/2007/QĐ - TTg, ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quy định NSVH của một số trường khác nhằm tham khảo cách kết cấu nội dung cũng như cách đưa ra các chế tài; Tài liệu, sách, báo, kết quả nghiên cứu về NSVH nói chung và GD

Quan điểm của các thành viên trong các trường THCS về hình mẫu” văn hóa và những biểu hiện của nó đang hiện diện trong các trường THCS (Thơng tin này giúp người lãnh đạo, quản lý biết được xuất phát điểm của đơn vị mình, giúp cho các quy định trở nên thiết thực và khả thi hơn);

Các tiêu chí đánh giá NSVH của HS cần bám sát các quy định, nội quy, quy chế nhằm đánh giá chính xác thực trạng NSVH của HS nhà trường.

Việc soạn thảo và ban hành các tiêu chí quy định về NSVH của trường THCS được thực hiện như sau: Thành lập ban chỉ đạo, tổ thư kí xây dựng các tiêu chí đánh giá NSVH cho HS nhà trường, trong đó có sự tham gia của đại diện CBQL Cơng đồn, Đoàn Thanh niên, ban quản lý nội trú của nhà trường; giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên là đơn vị thường trực trong q trình soạn thảo các tiêu chí đánh giá về NSVH của HS của nhà trường.

Phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị/cá nhân tham gia Ban chỉ đạo xây dựng NSVH của HS, trong đó yêu cầu mỗi cá nhân đảm bảo tiến độ cũng như kết quả công việc cụ thể nhằm đảm bảo ban hành các tiêu chí đánh giá về NSVH của HS đúng thời gian theo kế hoạch.

Đảm bảo có sự tham gia đóng góp ý kiến của CBQL, GV, HS trong trường về các tiêu chí đánh giá NSVH của HS trước khi ban hành chính thức. Các tiêu chí đánh giá NSVH của HS các Trường THCS huyện Nam Trà My cần được ban hành bằng văn bản. Nội dung cần bao gồm:

* Về học tập

Tự giác, chăm chỉ học tập; tìm tịi, học hỏi những phương pháp học tập tích cực phù hợp với bản thân; có thói quen tham khảo tài liệu, sách, báo để cập nhật, bổ sung kiến thức.

Ý thức rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm học tập của bản thân;

Biết xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian học tập một cách hợp lý; biết quý trọng thời gian và rèn luyện thói quen đi học, làm việc đúng giờ;

Khơng học nhồi nhét, dồn nén, đợi đến gần ngày thi mới bắt đầu học; trung thực trong kiểm tra, thi cử;

Có thói quen hợp tác làm việc, trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và giải quyết vấn đề theo nhóm;

Có ý chí vượt khó, thói quen kiên trì và độc lập trong học tập;

*Về giao tiếp

Tôn trọng, lễ phép trong giao tiếp với cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, người lớn tuổi;

Có cử chỉ nhã nhặn, lịch sự khi giao tiếp với bạn bè, biết cảm ơn”, xin lỗi” kịp thời, đúng lúc; giữ đúng lời hứa, giờ hẹn với mọi người.

Chú ý đến những người xung quanh, quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người thân, bạn bè trong và ngoài lớp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, ln khiêm tốn, thật thà.

Có thái độ bất bình trước những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm NSVH của cá nhân, tập thể.

Biết góp ý phê bình một cách tế nhị, khéo léo, tránh gây ức chế, xúc phạm người được góp ý phê bình;

Tơn trọng sở thích, cá tính của người khác nếu cá tính của họ khơng ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.

Tơn trọng danh dự, nhân cách, lợi ích của mọi người, tổ chức, cộng đồng.

Tự trọng, dám chịu trách nhiệm trong cơng việc và cuộc sống; có lịng nhân hậu, thái độ lạc quan, yêu đời.

* Về sinh hoạt

Ln có ý thức chấp hành và thực hiện đúng các quy định, nội quy của nhà trường, khu nội trú; có ý thức bảo quản, giữ gìn tài sản của cá nhân, tập thể.

Tích cực nắm bắt thơng tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách, báo theo chuyên đề, phù hợp đặc điểm tâm lý, lứa tuổi.

Sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động văn thể; sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý vào các hoạt động tích cực, hữu ích, khơng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, thẩm mỹ; ăn mặc sạch đẹp, giữ vệ sinh nơi học tập, cư trú và nơi công cộng.

Rèn luyện nếp sống lành mạnh, giản dị, không phơ trương, hình thức, đua địi...; có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Thường xuyên tự rèn luyện để ngày càng hoàn thiện bản thân về sức khỏe, năng lực học tập, lao động, công tác xã hội.

Nói khơng với ma t, cờ bạc, tệ nạn xã hội, văn hố phẩm đồi truỵ, mê tín dị đoan. Có ý thức và hành vi tự quản, tự rèn luyện.

3.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa phù hợp, cụ thể, khả thi cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)