Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1 Mục tiêu khảo sát

Làm rõ thực trạng hoạt động quản lý giáo dục NSVH để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng công tác giáo dục NSVH ở các trường THCS.

- Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục NSVH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Mẫu khảo sát

a/ Mẫu khảo sát cho đánh giá thực trạng quản lý NSVH cho học sinh tại các trường THCS huyện Nam Trà My

Khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến đánh giá của 24 CBQL, 50 GV, 11 GV TPT Đội; và 159 HS, 100 PHHS và 22 cán bộ địa phương về thực trạng quản lý GD NSVH cho HS ở 11 trường THCS.

STT Tên trường CBQL Giáo viên GV TPT Đội Học sinh PH HS Cán bộ địa phương 1 THCS Trà Linh 2 5 1 14 9 2 2 THCS Trà Mai 3 5 1 15 10 2 3 THCS Trà Don 2 4 1 15 10 2 4 THCS Trà Cang 2 4 1 15 10 2 5 THCS Trà Dơn 2 4 1 15 10 2 6 THCS Trà Vân 2 5 1 15 10 2 7 THCS Trà Tập 2 5 1 15 10 2 8 THCS Trà Leng 2 4 1 15 10 2 9 Tiểu học - THCS Trà Vinh 2 5 1 15 10 2 10 Tiểu học - THCS Trà Nam 2 5 1 15 10 2 11 Tiểu học - THCS Long Túc 3 4 1 10 10 2 Tổng 366 24 50 11 159 100 22

Số mẫu lựa chọn khảo nghiệm bao gồm: 24 CBQL, 50 GV, 11 GV TPT Đội; 100 PHHS và 22 cán bộ địa phương về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý GD NSVH cho HS các trường.

2.1.4. Quy trình, thời gian và địa bàn tiến hành khảo sát

 Địa bàn khảo sát:

Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng hoạt động giáo dục NSVH và

quản lý hoạt động giáo dục NSVH, chúng tôi tiến hành lấy số liệu khảo sát 06 đối

tượng (366 người): CBQL, GV, GVTPT Đội, PH, HS và cán bộ địa phương tại 11

trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My (THCS Trà Mai, THCS Trà Tập, THCS

Trà Don, THCS Trà Dơn, THCS Trà Linh, THCS Trà Cang, THCS Trà Vân, THCS Trà Leng, TH-THCS Long Túc, TH-THCS Trà Vinh; TH-THCS Trà Nam)

 Tiến trình và thời gian khảo sát:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xác định các nội dung nghiên cứu thực tiễn, thời gian từ 01/2/2020 đến 15/3/2020.

- Xác lập các phương pháp nghiên cứu, thiết kế phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát,

thời gian từ 16/3/2020 đến 30/3/2020.

- Thực hiện khảo sát CBQL, GV, HS, PH và cán bộ địa phương vào 15/4/2020

đến15/5/2020

2.1.5. Phương pháp khảo sát

Nhằm có tư liệu chính xác về thực trạng công tác quản lý giáo dục NSVH, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát sư phạm, phỏng vấn, nghiên cứu các văn bản liên quan của nhà trường, trao đổi với CBQL, GV, HS, PH và cán bô địa phương của 11 trường THCS trên địa bàn huyên Nam Trà My sau đó tiến hành nhập số liệu và sử dụng các phép toán để thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.

+ Về phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: chúng tơi sử dụng 12 phiếu hỏi, có từ

5 đến 12 câu hỏi trên phiếu. Mỗi phiếu hỏi nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề thực trạng của các đơn vị trường THCS với nội dung: thực trạng về NSVH, cách việc phối kết hợp để giáo dục NSVH, việc xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, … Đối tượng khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi là: CBQL, GV, PH, HS và CBĐP của 11 trường THCS trên địa bàn huyện. Qua khảo sát, dựa vào số liệu tổng hợp để nhận xét đánh giá thực tế.

+ Về phương pháp quan sát sư phạm: là phương pháp sử dụng có mục đích, có kế hoạch các giác quan, các phương tiện kỹ thuật để ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục NSVH. Nội dung của phương pháp này dựa trên các tiêu chí về mục đích, điều kiện và nội dung .. để đánh giá hoạt động. Đối tượng phương pháp quan sát: quan sát thái độ của HS trong tham gia xây dựng NSVH và sử dụng các phương pháp, hình thức của GV, CBQL… Phương pháp này dùng để

thu thập số liệu, so sánh các kết quả trong nghiên cứu và đối chiếu nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn cho vấn đề giáo dục NSVH.

+ Về phương pháp phỏng vấn: Mục đích là để có cái nhìn nhận thực tế hơn về thực trạng vấn đề giáo dục NSVH dưới góc độ các nhà quản lý giáo dục tại các trường khảo sát. Thời gian phỏng vấn vào cuối năm học 2019 – 2020. Nội dung phỏng vấn xoay quanh những vấn đề về giao tiếp lệch chuẩn mà biểu hiện cụ thể là khơng có thói quen nói lời cảm ơn xin lỗi, thiếu sự tơn trọng lễ phép với thầy cô giáo, với cha mẹ và người lớn tuổi, sử dụng điện thoại và mạng xã hội để giao tiếp chưa tốt, trang phục đầu tóc cịn chưa phù hợp, thiếu ý thức giữ gìn tài sản và bảo vệ mơi trường. Đối tượng phỏng vấn là CBQL, GV, PH, HS và CBĐP của 11 trường THCS trên địa bàn huyện. Qua phương pháp phỏng vấn , dựa vào số liệu được thu thập bằng cách người điều tra hỏi và ghi chép trực tiếp vào phiếu hỏi. để tổng hợp làm căn cứ đánh giá, nhận xét.

+ Về phương pháp nghiên cứu văn bản: mục đích là làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Thời gian nghiên cứu từ lúc nhận được tên đề tài nghiên cứu. Các văn bản nghiên cứu là những văn bản liên quan đến công tác giáo dục và quản lý giáo dục. Thu thập số liệu từ hồ sơ lưu trữ về công tác GD NSVH cho học sinh ở các trường THCS để nghiên cứu.

2.1.6. Cách thức xử lý số liệu

Sử dụng các phép toán để thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được. Chúng tôi đã sử dụng phiếu tự đánh giá có 05 mức độ, với quy ước như sau:

+ Khảo sát về mức độ quan trọng: Rất quan trọng (RQT), quan trọng (QT), ít quan trọng (ít QT), khơng quan trọng (KQT), hồn tồn khơng quan trọng (hoàn toàn KQT)

+ Khảo sát về mức độ thực hiện: Tốt, Khá, TB, Yếu, Kém

+ Khảo sát về mức độ thực hiện: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít sử dụng, khơng sử dụng.

+ Tính điểm theo mỗi mức độ:

RQT, Tốt, rất thường xuyên : 5 điểm QT, Khá, thường xuyên : 4 điểm Ít QT, TB, thỉnh thoảng : 3 điểm KQT, Yếu, ít sử dụng : 2 điểm Hồn tồn KQT, Kém, khơng sử dụng : 1 điểm

- Cơng thức tính điểm trung bình: X̅ = ∑5𝑖 = 1𝑋𝑖𝐾𝑖

𝑛 , 1 ≤ 𝑋 ≤ 5

+ 𝑋: Điểm trung bình

+ Xi: Điểm ở mức độ i

+ Ki: Số người tham gia chọn (tham gia) ở mức độ Xi

+ n: Số người tham gia đánh giá (khảo sát). - Giá trị khoảng cách (thang đo): (5 – 1) / 5 = 0.8

- Kết quả: 𝑿 1.0 1.8 1.9 2.6 2.7 3.4 3.5 4.2 4.3 5.0 Giá trị Hoàn tồn KQT Kém Khơng sử dụng KQT Yếu Ít sử dụng Ít QT TB Thỉnh thoảng QT Khá Thường xuyên RQT Tốt Rất thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)