Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường trung học cơ sở

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho HS

Mục tiêu quản lý là một quá trình xác định, thiết lập các mục tiêu trong NSVH, trong đó các trường THCS thống nhất mục tiêu, xây dựng kế hoạch và làm thế nào để đạt được hiệu quả.

Thực hiện theo 4 bước: Kế - Tổ - Đạo – Kiểm

+ Kế hoạch hóa cơng tác giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản của quản lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và nội dung cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định. Kế hoạch hóa giáo dục NSVH cho học sinh đặt ra yêu cầu xác

định nội dung cụ thể, biện pháp rõ ràng cho từng năm học để thực hiện mục tiêu giáo dục NSVH trong nhà trường.

Để xây dựng kế hoạch giáo dục NSVH cho học sinh phù hợp, khả thi, nhà quản lý phải nắm rõ tình hình, xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới; lập chương trình hoạt động; lựa chọn các phương pháp và biện pháp thực hiện; xác định các điều kiện tiến hành; thông qua tập thể và trình duyệt; điều chỉnh và hồn thiện kế hoạch.

Thực hiện chức năng kế hoạch hóa giáo dục NSVH cho học sinh giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên đánh giá đúng tình hình thực tế, phát hiện và lựa chọn các chương trình hành động phù hợp với điều kiện nhà trường, các nguồn lực và hệ thống quản lý, phòng tránh những trở ngại, bất trắc có thể xảy ra, hạn chế lãng phí nguồn lực do được tính tốn sắp đặt từ trước. Đồng thời, kế hoạch giáo dục NSVH cho học sinh cũng là bộ phận của kế hoạch giáo dục của nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn phát triển.

Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa giáo dục NSVH cho học sinh, đòi hỏi HT triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

-Kế hoạch giáo dục NSVH cho học sinh của nhà trường cần được xây dựng theo

từng năm học/học kỳ/quý/tháng;

-Kế hoạch cần phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường và được thống nhất

trong hội đồng giáo dục;

-Kế hoạch GD NSVH của HS được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, đồng

thời là cơ sở để các bộ phận xây dựng kế hoạch NSVH cho HS của đơn vị. Kế hoạch giáo dục NSVH cho học sinh cần được ban hành chính thức bằng văn bản;

-Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GV, CB

Đoàn, nhận thức tầm quan trọng của việc GD NSVH cho HS.

-Nhà trường có kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn thanh niên, Ban

quản lý nội trú phối hợp tổ chức những sân chơi, hoạt động, chương trình giáo dục cho HS nhà trường về NSVH.

-Các phịng chức năng, tổ chun mơn cần căn cứ kế hoạch của nhà trường để

xây dựng kế hoạch của đơn vị;

-Phổ biến kế hoạch đến từng cán bộ, giáo viên; áp dụng đa dạng nhiều biện pháp

để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.

+ Tổ chức cơng tác giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa, là việc xác lập bộ máy nhân sự để thực hiện hiệu quả các nội dung đã xác định trong kế hoạch, đồng thời tổ chức phối hợp đồng bộ các bộ phận nhằm thực hiện tốt các yêu cầu kế hoạch và đảm bảo tiến độ đề ra.

Tổ chức công tác giáo dục NSVH cho học sinh bao gồm hai tiến trình cơ bản, gắn kết hữu cơ, đó là sự phân chia và phối hợp. Sự phân chia bao gồm: phân chia từ

mục tiêu cơ bản thành các mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân; phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phân chia thành từng cấp, từng khâu quản lý. Chính sự phân chia là cơ sở để hình thành cơ cấu tổ chức quản lý. Sự phối hợp là tạo lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đã được phân chia, bao gồm quan hệ phối hợp ngang quyền; quan hệ cấp trên, cấp dưới. Sự phối hợp là cơ sở hình thành cơ chế vận hành tổ chức bộ máy và vận hành cả hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Để thực hiện tốt công tác tổ chức giáo dục NSVH cho học sinh trong nhà trường, đòi hỏi HT triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục NSVH cho học sinh gồm: + Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) làm Trưởng ban; + Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh làm Ủy viên thường trực; + Giáo viên chủ nhiệm và đại diện Hôi Cha mẹ học sinh.

-Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về cơng tác giáo

dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

-Phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban chỉ đạo và các tổ chức đảm bảo đúng

nguòi, đúng việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi làm việc hiệu quả và năng suất nhất; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên có trách nhiệm về quản lý giáo dục NSVH cho học sinh; đồng thời động viên khuyến khích CBQL, GV tham gia GD NSVH của nhà trường.

-Xây dựng bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí đánh giá chuẩn, đồng thời tổ

chức tốt khâu đánh giá. Xây dựng chuẩn mực ứng xử của CBQL, GV,NV trong mọi hoạt động.

- Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra, cần thường

xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thường, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức NSVH cho học sinh.

+ Chỉ đạo công tác giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, CBQL phải đảm bảo

cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy tiềm năng, khả năng của họ hướng vào đạt mục tiêu chung của hệ thống. Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm: chỉ huy, điều hành, động viên, khuyến khích thường xuyên và kịp thời, theo dõi và giám sát, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp thúc đẩy.

Để có thể chỉ đạo sát sao, kịp thời và đúng đắn, cần phải nắm r tình hình thực tế và thường xuyên cập nhập thông tin, xử lý thông tin để từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời; phải nắm rõ tiến độ công việc, hiệu quả công việc của từng bộ phận và từng thành viên; phải xem xét và có kế hoạch sử dụng các phương tiện phục vụ một cách hiệu quả cho công tác giáo dục NSVH cho học sinh.

Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo giáo dục NSVH cho học sinh, đòi hỏi HT triển khai thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

-Đảm bảo sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo nhà trường đối với

công tác giáo dục NSVH cho học sinh;

-Đảm bảo sự phân công phù hợp, hiệu quả từng thành viên Ban Giám hiệu, Tổ

chuyên môn, Ban Quản lý nội trú trong công tác giáo dục học sinh;

-Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục NSVH cho học sinh thông

qua các buổi họp giao ban hàng tuần.

-Ban hành bằng văn bản quy định về cơ chế phối hợp tham gia GD

NSVH cho HS trong nhà trường, trong đó nêu rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận.

+ Kiểm tra, đánh giá cơng tác giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Việc kiểm tra gồm: Đánh giá tiến độ, kết quả của quá trình quản lý giáo dục NSVH so với mục tiêu, kế hoạch; xác định chính xác mức độ đạt được và khơng đạt được so với mục tiêu đã đặt ra; phát hiện những lệch lạc, sai sót cũng như những nguyên nhân hạn chế; phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cần tiếp tục giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý tiếp theo. Công tác kiểm tra - đánh giá việc thực hiện NSVH của học sinh ln là biện pháp tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục NSVH cho học sinh đã được hoạch định trên kế hoạch và triển khai thực hiện.

Tiểu kết chương 1

NSVH thuộc phạm trù hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội.

Để công tác giáo dục NSVH cho học sinh đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác này; trong quá trình quản lý cần nắm được tâm lý lứa tuổi của học sinh, vận dụng một cách linh hoạt các chức năng quản lý, có biện pháp thích hợp quản lý một cách tồn diện, khoa học hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Chương 1 đã tập trung nghiên cứu tổng quan về Quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS, khái quát những khái niệm về Quản lý, Quản lý giáo dục, giáo dục NSVH, các vấn đề về lý luận, vai trò, nội dung cơ bản quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS. Qua đó cho thấy cơng tác Quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức NSVH, hoàn thiện nhân cách, phát triển thể chất của học sinh ở các THCS, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc THCS ở các địa phương. Tuy nhiên để tăng cường công tác quản lý NSVH cho học sinh ở các Trường THCS, đòi hỏi các cấp, các

ngành tăng cường phối hợp với ngành giáo dục, Ban giám các trường THCS thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức về NSVH, ứng xử, giao tiếp hàng ngày của các em. Đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động tuyên truyền, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc Quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở các Trường THCS ở các địa phương.

Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục NSVH cho học sinh ở trường THCS được trình bày trong chương 1 luận văn là cơ sở lý luận cần thiết cho việc triển khai khảo sát thực trạng quản lý công tác này ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My trong chương 2 tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)