9. Cấu trúc của Luận văn
1.3. Lý luận về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh THCS trên địa bàn
1.3.4. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS
THCS
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba lực lượng: Nhà trường– Gia đình – Xã hội trong công tác giáo dục NSVH cho học sinh và nêu rõ trách nhiệm của mỗi lực lượng.
Nhà trường THCS là lực lượng chính (trong đó bao gồm giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý nhà trường, học sinh) thực hiện hoạt động giáo dục NSVH cho các em học sinh từ đó tạo nên nét đẹp văn hóa học đường, góp phần phát triển tồn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy mơi trường nhà trường THCS có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đến nếp sống của các em. Những hành vi như giao tiếp, ứng xử, cách ăn mặc, phong cách sống và công tác giảng dạy, việc chấp hành giờ giấc, nội quy của các thầy cô giáo đúng chuẩn mực; nội dung dạy học của các trường THCS không chỉ chú trọng đến dạy phát triển trí tuệ, mà cịn chú trọng dạy người, dạy lối sống, các hành vi văn hóa đúng mực; hình thức giáo dục phong phú đa dạng; phương pháp giáo dục phù hợp chắc chắn là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của động giáo dục NSVH cho học sinh.
Gia đình là cái nơi của nhân cách, đạo đức, lối sống và hành vi văn hóa của học sinh. Nó chính là nhân tố ảnh hưởng lớn, mang tính chất đầu tiên, khởi điểm cho lối sống của học sinh. Mọi suy nghĩ, hành động, phong cách sống, cách ăn nói, cư xử, văn hóa chia sẻ...của học sinh đều ảnh hưởng từ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Thực tế cho ta thấy rằng nếu có bậc cha mẹ chưa gương mẫu trong lối sống hàng ngày như ăn nói, cư xử cịn khiếm nhã với nhau hoặc với người xung quanh; có bạo lực gia đình; chỉ quan tâm đến làm giàu, ít chú trọng đến dạy con hoặc cha mẹ là những người vi phạm pháp luật, mắc tai tệ nạn xã hội thì những em học sinh sinh trưởng trong những gia đình đó sẽ có lối sống rất lệch lạc, khác hẳn những học sinh có hồn cảnh sống trong gia đình có văn hóa. Đó là một trong các yếu tố dẫn đến nếp sống thiếu văn hóa của học sinh mà người Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm để công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình có thể thay đổi được hệ thống tác động bên trong và bên ngoài đến với học sinh.
Sự phối hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục NSVH của HS thể hiện ở nhiều phương diện: về giáo dục trong nhà trường, đối với gia đình, đối với cộng đồng và xã hội. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các lực lượng này để tạo cơ hội, tình huống cho HS rèn luyện, thể hiện được nếp sống có văn hóa, đồng thời giáo dục nếp sống văn hóa là một hoạt động mang tính xã hội cao. Bởi vậy, muốn thực hiện việc giáo dục NSVH cho HS THCS, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục gia đình lẫn giáo dục nhà trường và xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì khơng thể làm tốt công tác giáo dục được. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dụcngồi xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà
trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”.
Công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục nếp sống văn hóa cho HS THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có thể phân ra thành hai nhóm yếu tố: nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.
+ Những yếu tố chủ quan
- Nhận thức của cán bộ quản lý trường THCS đối với công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục nếp sống văn hóa cho HS THCS.
- Năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ quản lý trường THCS trong giáo dục NSVH cho HS THCS.
- Nhận thức, năng lực của các lực lượng cộng đồng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa cho HS THCS.
- Tính tích cực và chủ động của các lực lượng cộng đồng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa cho HS THCS.
+ Những yếu tố khách quan
- Do bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
- Các văn bản pháp lý về công tác GD nếp sống văn hóa và cơng tác phối hợp nhà trường với cộng đồng trong GD nếp sống văn hóa cho HS THCS.
- Nguồn tài liệu có liên quan đến giáo dục nếp sống văn hóa cho HS THCS. - Các điều kiện kinh tế, văn hố, chính trị - xã hội của địa phương.
- Trình độ dân trí, truyền thống văn hố, phong tục tập quán địa phương.
- Cơ sở vật chất và nguồn tài chính hỗ trợ công tác phối hợp nhà trường và cộng đồng địa phương trong cơng tác giáo dục nói chung, cơng tác giáo dục nếp sống văn hóa nói riêng cịn nhiều hạn chế.