Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 99 - 100)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường thcs trên

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

a. Mục đích ý nghĩa

Để thực hiện đồng bộ quy trình GD NSVH cho HS, địi hỏi có sự bố trí, sắp xếp, phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên và các tổ chức trong các trường THCS một cách rõ ràng, phù hợp. Hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD NSVH ở tất cả các khâu quản lý, đảm bảo rằng các công việc được triển khai theo đúng định hướng, đúng kế hoạch đề ra.

Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh cần thiết đối với hoạt động GD NSVH. Kiểm tra là một chức năng của quản lý, giúp cho chủ thể quản lý có cơ sở để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đã định. Mục đích của kiểm tra nhằm bảo đảm kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân và có biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót đó.

Kết quả kiểm tra, đánh giá công tác quản lý GD NSVH cho HS là cơ sở để đề xuất, áp dụng kịp thời các biện pháp cũng như xây dựng kế hoạch GD NSVH cho HS

trong các trường THCS phù hợp và hiệu quả hơn.

b. Nội dung, tổ chức thực hiện

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xuyên công tác GD NSVH của HS nhà trường, đồng thời tổ chức tổng kết, sơ kết công tác quản lý GD NSVH cho HS. Sử dụng bộ quy tắc chung về NSVH của HS do các trường THCS ban hành để đánh giá NSVH của HS.

Cùng với công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng, cần giao nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn Thanh niên, Ban Quản lý nội trú, GVCN trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xun tình hình thực hiện cơng tác GD NSVH cho HS trong nhà trường.

Có những kế hoạch rõ ràng, xác định được những nội dung, những chỉ tiêu cần kiểm tra; sắp xếp tổ chức công việc khoa học, phân công phân nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.

Áp dụng đa dạng, linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra như: kiểm tra định kì, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra tồn diện cơng tác GD NSVH cho HS.

Thường xuyên kiểm tra NSVH, hành vi, cách giao tiếp ứng xử, học tập sinh hoạt, chấp hành nội quy... của HS, để kịp thời thu được những thơng tin phản hồi, từ đó có biện pháp giáo dục hợp lý, và hiệu quả hơn; ngăn chặn từ xa những thái độ, hành vi đi ngược lại chung mực đạo đức xã hội.

Áp dụng hợp lý, kịp thời các biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời những HS có thành tích cao trong học tập, gương mẫu thực hiện các quy định của các trường THCSvề NSVH; xử lí nghiêm khắc những biểu hiện, hành vi tiêu cực, vi phạm các quy chế, quy định.

Cuối học kỳ, năm học các trường THCS tổ chức họp Hội đồng xét điểm rèn luyện NSVH cho HS nhằm đánh giá quá trình thực hiện để khen thưởng kịp thời những HS chấp hành tốt các quy định của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, khoa học và hợp lý, tuyệt đối tránh bệnh hình thức đối phó, phát huy tinh thần tự giác, chủ động của HS.

Xây dựng quy chế khen thưởng, kỉ luật hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng, cơng khai, có tính giáo dục và phát triển, kết hợp khen thưởng thường xuyên và khen thưởng quá trình.

3.2.8. Đảm bảo nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)