9. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường trung học cơ sở
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS
Mục tiêu của hoạt động giáo dục NSVH cho học sinh ở các các trường THCS về cơ bản đều có điểm chung là để nhà quản lý thực hiện các chức năng của nhà quản lý. Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hình giáo dục nếp sống cho học sinh và các vấn đề liên quan đến họat động này. Từ đó xem xét điều chỉnh và tìm ra các biện pháp, giải pháp tác động trở lại với hiệu quả giáo dục nếp sống; khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục NSVH nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Bản chất của mục tiêu quản lý là thiết lập, liên kết mục tiêu cùng với các hành động hướng tới mục tiêu của mọi thành viên trong nhà trường. Một phần quan trọng của quản lý theo mục tiêu là xác định các mục tiêu trong giáo dục NSVH, để biết được những công việc nào đã thực hiện và thực hiện đến mức độ nào, những cơng việc nào chưa thực hiện. Từ đó xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo mục tiêu và giám sát kết quả đạt được. Một số mục tiêu cần hướng đến: Quản lý việc xây dựng, phổ biến và đánh giá việc thực hiện các quy tắc chuẩn mực trong giáo dục NSVH cho học sinh; Quản lý hình thức giáo dục NSVH; Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh.
Nhìn ở một góc độ cụ thể khác thì quản lý giáo dục nếp sống ở trường THCS còn giúp cho các trường THCS triển khai tốt hơn các mặt công tác khác như: tổ chức các hoạt động quản lý nội trú, tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ học sinh.
Nam phát triển tồn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể phù hợp với các trường THCS để tạo điều kiện cho học sinh có mơi trường rèn luyện NSVH và giúp cho học sinh nhận thức được nhiều vấn đề:
Về nhận thức: Học sinh có sự hiểu biết về các chuẩn mực hành vi văn hóa phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS đã được xã hội thừa nhận và đã được pháp luật quy định thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thông qua các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa các em với các thầy cô giáo và nhà trường, với người thân trong gia đình, với bạn bè và với các quan hệ khác trong lớp, trong trường trong cộng đồng, với công việc học tập và các hoạt động khác ở trong và ngoài nhà trường.
Về kỹ năng: Học sinh từng bước hình thành và phát triển các kỹ năng văn hóa phù hợp với các chuẩn mực đã hiểu biết, đồng thời biết lựa chọn và thực hiện các hoạt động giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực trong các tình huống cụ thể ở nhà trường, gia đình và xã hội. Hình thành thói quen điều chỉnh NSVH trong các hoạt động và trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày.
Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, chữ viết và các cử chỉ điệu bộ, cách ăn mặc của bản thân. Có niềm tin và nhu cầu trong việc thực hiện các cử chỉ, lời nói có văn hóa phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có tình cảm, thân thiện và tôn trọng biết đối với thầy cô, ông bà cha mẹ anh chị em và bạn bè. Biết quan tâm chia sẻ với mọi người, thân thiện và có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài sản chung. Có thái độ ủng hộ với những hoạt động giao tiếp có văn hóa và phản đối những hoạt động ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường, ở gia đình, ngồi xã hội