9. Cấu trúc của Luận văn
2.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường THCS trên địa bàn
trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh ở các trường THCS huyện Nam Trà My
Ở cấp độ chung, có lẽ chỉ nên xây dựng các nguyên tắc giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp thì hữu hạn, còn hình thức giao tiếp có thể nói là vô hạn, vì trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người có cách giao tiếp khác nhau. Một số mục tiêu cần hướng đến: Quản lý việc xây dựng, phổ biến và đánh giá việc thực hiện các quy tắc chuẩn mực trong giáo dục NSVH cho học sinh; Quản lý hình thức giáo dục NSVH; Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh.
Tóm lại, giáo dục văn hóa giao tiếp trong các trường THCS là một việc làm cần thiết. Lâu nay, ở các trường THCS, các trường THCS nhìn chung thiên về dạy chữ, dạy tri thức, ít chú ý dạy cách giao tiếp giữa con người với con người. Trong nhiều giải pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho con người, có lẽ những giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định chất lượng văn hóa giao tiếp trong nhà trường, văn hóa học đường, đó là giáo dục cái tâm, giáo dục cái đẹp và xây dựng các nguyên tắc giao tiếp để hoàn thiện sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là nhân cách. Chúng ta cùng tìm hiểu số liệu ở một số mục tiêu cần hướng đến trong phần nội dung quản lý.
Nhằm tìm hiểu công tác lập kế hoạch GD NSVH cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 24 CBQL, 50 GV, 11 giáo viên TPT của các trường.
Kết quả khảo sát thực trạng kế hoạch hóa GD NSVH cho HS các trường THCS
giá nào dưới đây phù hợp với thực trạng mục tiêu kế hoạch hóa công tác GD NSVH
cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My?
Bảng 2.12. Thực trạng mục tiêu kế hoạch hóa công tác GD NSVH cho HS
TT Nội dung n = 85 Mức độ quan trọng (1-Kém; 2-Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá; 5- Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 X̅ 1 Có kế hoạch GD NSVH theo năm học/học kỳ 0 0 17 23 45 4,33 2 2 Kế hoạch GD NSVH nêu rõ nội dung, biện pháp, tiêu chí, cách thực hiện các hoạt động 0 0 18 29 38 4,23 4 3 Kế hoạch GD NSVH được lồng ghép vào chương trình, kế
hoạch công tác năm học của trường
0 0 12 27 56 4,98 1
4
Kế hoạch GD NSVH được lồng ghép vào kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể 0 0 10 42 33 4,27 5 5 Kế hoạch GD NSVH phù hợp điều kiện cụ thể của các trường THCS và địa phương 0 0 14 30 41 4,31 3
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.12 và tìm hiểu thực tế cho thấy:
Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện, công tác GD NSVH cho HS được giao cho ĐTN phối hợp với các Tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, Ban hoạt động NGLL tổ chức triển khai kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn nhiều hạn chế, chưa toàn diện và chưa thường xuyên. Theo báo cáo của ĐTN, công tác chỉ đạo đôi lúc còn lúng túng, thiếu sâu sát.
Đa số ý kiến thống nhất rằng, công tác GD NSVH đã được các trường THCS xây dựng thành kế hoạch từ đầu năm học (vị thứ 1); các trường cũng đã lồng ghép công tác GD NSVH vào kế hoạch năm học cũng như chương trình các hoạt động ngoại khóa (vị thứ 2); Kế hoạch GD NSVH phù hợp điều kiện cụ thể của các trường THCS và địa
phương (vị thứ 3); Tuy nhiên các hoạt động chủ yếu được tổ chức theo phong trào, từng đợt theo các chủ điểm hàng tháng và mang tính đồng loạt, chưa có chiều sâu. Có các ý kiến đánh giá kế hoạch GD NSVH đã nêu rõ nội dung, biện pháp, tiêu chí và cách thực hiện (vị thứ 4) và (vị thứ 5) là ý kiến cho rằng kế hoạch GDNSVH cho HS đã được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch công tác GD NSVH cho HS về cơ bản đã được các trường THCS đặc biệt chú trọng, quan tâm.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, để công tác GD NSVH cho HS đạt kết quả cao, đòi hỏi các trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể nêu rõ nội dung, biện pháp, tiêu chí, cách thực hiện, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên, các bộ phận có liên quan. Đặc biệt ĐTN cần được giao đảm nhận trách nhiệm theo dõi tổng hợp diễn biến tư tưởng, tình hình chung về HS để tham mưu, đề xuất với Chi bộ, CBQL các trường THCS về chương trình, kế hoạch quản lý giáo dục HS cho phù hợp với tình hình thực tế, cũng như cụ thể hóa, chi tiết hóa hơn kế hoạch hoạt động giáo dục trong nhà trường.