Đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Attapeu

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 55 - 59)

- Bộ Tài chính

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Attapeu

Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Attapeu

CHDCND Lào, nằm ở khu vực Đông Nam Á, có diện tích 236,800 km2, dân số khoảng 5,2 triệu người theo điều tra năm 2005 (hiện nay hơn 6 triệu trười). Khoảng 80% diện tích lãnh thổ của Lào là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 lãnh thổ lại bị chia cắt bởi sự đan xen đồi núi, Lào là quốc gia không tiếp giáp với bờ biển. Việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong nước và quốc tế của Lào thường phải quá cảnh qua Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, điều này làm cho hàng hóa của Lào thường xuất đi với gía rất rẻ và nhập về với giá cao. Bên cạnh đó Lào còn là một trong những nước kém phát triển với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, dân trí thấp… điều này đã tạo nên không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào.

Tuy nhiên, CHDCND Lào mặc dù không có đường biên giới giáp biển, nhưng là một nước có tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, đất đai…) phong phú, có tình hình chính trị ổn định, với chủ trương đường lối đúng đắn, có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp mềm dẻo đây là những lợi thế hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác những tiềm năng, lợi thế, hạn chế những khó khăn do tự nhiên và xã hội mang lại đang là vấn đề quan trọng đặt ra với Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đến nay CHDCND Lào đã đạt được những thành quả to lớn trong xây dựng đất nước, phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh- quốc phòng.

Tổng thu nhập quốc dân (GDP) của CHDCND Lào năm 2008-2009 tăng 7,6%, trong đó: ngành nông- lâm nghiệp tăng 2,4% chiếm 40,7% GDP; ngành công nghiệp tăng 15,2% chiếm 33,3% GDP; ngành dịch vụ tăng 7,0% chiếm 26,0% GDP. Tính thu nhập quốc dân trung bình trên đầu người là: 6,58 triệu (kíp) bằng 678 USD/ người. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn 2005- 2009 là 4,4%; xuất khẩu đạt 68,41% kế hoạch năm, bằng 446,6 triệu USD và hàng xuất khẩu là khoáng sản chiếm tới 60% trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đạt 35,77% kế hoạch năm, bằng 349,8 triệu USD, chủ yếu là hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng [66, tr. 65].

Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào giai đoạn 2000- 2007 là 5.572.232.808 USD với 919 dự án, đến từ các nhà đầu tư thuộc 37 quốc gia trên thế giới và khu vực láng giềng. Nước đầu tư đứng đầu vào Lào là Thái Lan với 157 dự án, có tổng số vốn đầu tư là: 1.334.100.051 USD; đứng thứ hai là Trung Quốc với 223 dự án, có tổng số vốn là 763.624.466 USD; đứng thứ ba là Cộng hoà XHCN Việt Nam với 105 dự án, có số vốn là 463.612.212 USD, và tiếp theo là các nước khác theo thứ tự là: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Singapore,… cuối cùng là Tây Ban Nha với một dự án, có số vốn là 28.125 USD [66, tr. 65].

Tỉnh Attapeu có tọa độ địa lý 1070-1080 vĩ độ Đông; 140-150 kinh độ Nam, diện tích 10.320 km2, thuộc miền Nam nước CHDCND Lào; phía Nam giáp tỉnh Stung Treng và tỉnh Rattanakini (Vương quốc Campuchia); phía Bắc giáp tỉnh SeKong, phía Tây giáp tỉnh Champasak (CHDCND Lào); phía Đông giáp tỉnh Kon Tum (Cộng hòa XHCN Việt Nam). Attapeu nằm trong vùng khí hậu ấm áp, có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa; nhiệt độ trung bình 320 C đến 330 C, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

Tỉnh Attapeu gồm có 5 huyện (huyện Xamakhixay, Xayshếtthá, Xảnămxay, Xảnxay và Phuvông); dân số 112.171 (theo điều tra năm 2005), có các dân tộc sinh sống như: Lào Lùm, Buân, Ôi, Ta Liếng…; mật độ dân

số bình quân khoảng 11 người / km2. Đồng bằng Attapeu là một trong 7 đồng bằng lớn của CHDCND Lào với tổng diện tích tự nhiên khoảng 100.000 ha ở độ cao khoảng 100m đến 110 m, nằm kẹp giữa hợp lưu của các nhánh sông Sekaman, Xe Xụ, Nậm Kong, Xe Nậm Nọi với sông Sekong.

Attapeu có các trục đường quan trọng chạy dài từ Bắc tới Nam, và chạy sang các nước bạn. Attapeu còn là nơi có nhiều tuyến đường sông quan trọng, trong đó phải kể đến sông Sekong và sông Sekaman. Sông Sekong bắt nguồn từ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam) chảy theo hướng bắc, đông bắc xuống nam, tây nam qua tỉnh Sekong, Attapeu và Stung Treng và đổ vào sông Mekông với chiều dài nhánh chính khoảng gần 500km, diện tích lưu vực khoảng 29.600 km2 (thuộc địa phận CHDCND Lào khoảng 77%, Việt Nam khoảng 3%, Campuchia khoảng 20%), lưu lượng trung bình năm tại Attapeu khoảng 430 m3/s. Sông Sekaman là một sông lớn, cung cấp nguồn nước quan trọng cho đồng bằng Attapeu. Sông Sekaman bắt nguồn từ vùng núi cao biên giới Việt - Lào (giữa tỉnh Quảng Nam và tỉng Sekong) ở độ cao khoảng 1.350m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi Đông Bắc - Tây Nam và đổ vào sông Sekong ở thị xã Attapeu với diện tích lưu vực khoảng 6.470 km2, lưu lượng trung bình năm khoảng 143m3/s.

Ngoài ra, Attapeu còn nằm trong vùng Tam giác phát triển của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV); đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của mỗi quốc gia với nhiều loại gỗ quý, hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng và là khu vực tập trung nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như Yokđôn (Việt Nam), Sesup, Đôngămpham, Sepian (Lào), Veunxai, Lumpát, Phu Nôm Nậm Lơ (Campuchia). Tổng diện tích đất rừng khoảng 6,87 triệu ha, trong đó các tỉnh Tây Nguyên khoảng 2,39 triệu ha, các tỉnh cuả Lào khoảng 1,88 triệu ha và các tỉnh của Campuchia khoảng 2,6 triệu ha [62].

Rừng ở tỉnh Attapeu là kho chứa nhiều nguồn gen quý hiếm của thiên nhiên nhiệt đới; nơi đây có độ che phủ của thảm thực vật rừng lớn nhất so

với cả nước Lào, chiếm gần 65,5% diện tích tự nhiên. Rừng của Attapeu có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nguồn nước và đa dạng sinh học là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia.

Hệ thực vật rừng của tỉnh Attapeu có rất nhiều loài thực vật bậc cao, với nhiều loại thực vật đặc hữu và gần đặc hữu, nhiều loài cổ và nhiều loài sót lại thuộc loại quý hiếm của thế giới và nhiều loài cây thuốc quý như sâm bổ chính, thiên niên động, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, bách bộ, hoài sơn, vàng đắng, sơn trà và sâm...

Tỉnh Attapeu có nguồn tài nguyên động vật hoang dã hết sức phong phú, với nhiều loài động vật không những có giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu và du lịch mà còn có ý nghĩa khoa học lớn của thế giới. Có nhiều loài được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên quốc tế IUCN xếp vào danh sách các loài động vật quý hiếm của thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt như bò tót, bò ben teng (bò rừng), bò kyprây (bò xám), hổ, báo, tê giác, nai cà tông, hươu vàng, công, trĩ sao, gà tiền mặt đỏ... Ngoài ra đây là là vùng có số lượng voi khá lớn và tập đoàn móng guốc và động vật ăn cỏ, ăn lá rất phong phú. Nhiều loại thú nhỏ hơn như nai, hoẵng, cheo cheo, lợn rừng... có số lượng khá lớn là nguồn cung cấp thịt đáng kể cho nhân dân địa phương.

Tỉnh Attapeu có nguồn tài nguyên lâm sản rất đa dạng và phong phú, đây là một trong những tỉnh có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn thiên nhiên ở CHDCND Lào. Tuy nhiên trong những năm qua do khai thác không hợp lý nên đến nay tài nguyên sinh vật đã bị giảm sút nhiều, có nhiều loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Do vậy, tăng cường QLNN đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ, gìn giữ và phát triển tài nguyên sinh vật là một trong những vẫn đề bức thiết đang đặt ra đối với tỉnh Attapeu hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w