Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vào khai thác, chế biến kinh doanh lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 105 - 111)

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý

3.2.4. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vào khai thác, chế biến kinh doanh lâm sản

khai thác, chế biến kinh doanh lâm sản

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác QLNN bằng pháp luật trong khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện tốt đó là công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến cho doanh nghiệp, người dân, nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật, để ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật trong khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm làm cho các chủ thể hiểu rõ những điều quy định của pháp luật và thực hiện một cách đúng đắn, tự giác. Khi ban hành các VBQPPL quy định về hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, nếu không thực hiện tuyên truyền phổ biến đến các cơ quan, công dân và doanh nghiệp thì hiệu quả sẽ không cao. Đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Attapeu thì pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp sẽ không phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Do thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, xuất phát từ lợi ích cá nhân, cục bộ, hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang tìm mọi cách kiếm lợi nhuận bằng cách khai thác tài nguyên lâm sản bằng tất cả những gì có thể. Tham gia quá trình này có nhiều đối tượng, từ những đối tượng ít hiểu biết pháp luật đến những kẻ cố tình lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và sẵn sàng vi phạm pháp luật để thực hiện hành vi theo mong muốn của mình, gây thiệt hại đến lợi ích, xã hội. Những việc làm này liên quan đến ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức của các chủ thể. Đây đang là vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan chức năng ở tỉnh Attapeu trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, công tác tuyên truyền giáo, dục pháp luật ở Attapeu cần chú trọng vào những vấn đề trọng tâm sau:

- Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng cần phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật. Đặc biệt, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật thể hiện thông qua việc lập ra tổ chức, thông qua kế hoạch, kịp thời chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được thực hiện thông qua những cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế của các ngành. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của những chủ thể này thể hiện thông qua việc tổ chức xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, làm đầu mối trong việc triển khai kế hoạch cũng như chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch, tổng kết rút kinh nghiệm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Cần xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của từng cơ quan, đơn vị hoặc từng Bộ, ngành, địa phương trong từng giai đoạn, phải bảo đảm các yêu cầu: (1). Có mục tiêu, giải pháp, tiến độ cụ thể, sát hợp, có tính khả thi cho từng giai đoạn; (2). Kết hợp giải quyết toàn diện các yêu cầu của phổ biến, giáo dục pháp luật với các vấn đề trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, cơ quan, đơn vị. Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cần dựa vào những căn cứ như: mục đích của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; yêu cầu đặt ra đối với từng giai đoạn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; yêu cầu của công tác quản lý của ngành, địa phương, đơn vị; yêu cầu nâng cao dân trí pháp lý và văn hoá pháp luật cho nhân dân.

Dựa vào những căn cứ này, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phải góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả sự vi phạm pháp luật. Các kế hoạch này còn xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội để

đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp, có hiệu quả. Ngoài ra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải dựa trên cơ sở xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy tính chủ động, sáng tạo, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị dân cư, gia đình và mọi công dân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có thể tổ chức triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là công việc hết sức cần thiết nhằm thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn. Có đội ngũ cán bộ này, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chắc chắn sẽ thành công. Đội ngũ này cần được đào tạo về: nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; phương pháp phối kết hợp công tác; năng lực quản lý theo lĩnh vực hoạt động. Đối với cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở thì cần tập trung vào việc phổ biến pháp luật hành chính, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN, chế độ công vụ, chế độ công chức, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy chế tiếp công dân.

Đối với người dân, doanh nghiệp. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp cần bao gồm những quy định của pháp luật về quyền tham gia QLNN; quyền tự do kinh doanh; nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của toàn dân, lợi ích cộng đồng; nghĩa vụ đóng thuế…

3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý nhà nước

bằng pháp luật

Đảng cần phải tăng cường sự lãnh đạo các cơ quan QLNN theo quy định của pháp luật. Sự lãnh đạo này được thực hiện bằng công tác tư tưởng, ly luận, công tác tổ chức - cán bộ, công tác kiểm tra.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần phải có sự lãnh đạo cả về nội dung và phương thức phù hợp, bảo đảm đúng định hướng đã chọn. Để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế thị trường đúng định hướng, hoạt động QLNN nói chung và QLNN đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp đòi hỏi Đảng NDCM Lào không ngừng đổi mới tư duy lý luận, phát hiện nhanh, đề ra các chủ trương đúng đắn để giải quyết các vấn đề đang phát sinh từ thực tiễn cuộc sống.

Đối với công tác cán bộ của Đảng. Đảng cần tăng cường việc bố trí và sử dụng cán bộ trong các cơ quan QLNN phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường và phải có chế độ quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ, xử lý nghiêm minh những đảng viên trong cơ quan QLNN có các hành vi quan liêu, nhũng nhiễu vi phạm pháp luật. Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là việc xây dựng và kiện toàn bộ máy của các cơ quan QLNN; lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm cho đội ngũ CBCC phải thực sự là những người vì dân, vì lợi ích quốc gia. Đảng cần phải nghiêm khắc xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong việc nhận xét, đánh giá cán bộ và kiến nghị việc bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ trong các cơ quan QLNN.

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm, phát hiện kịp thời những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ CBCC trong các cơ quan QLNN nói chung và các cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN

Tăng cường QLNN nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu, CHDCND Lào”. Luận văn đã đi vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề: cơ sở lý luận về hàng hóa lâm sản và QLNN bằng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp; chỉ ra các đặc điểm, yếu tố chi phối hoạt động này. Bằng kiến thức lý luận đã làm rõ thẩm quyền, xác định nội dụng QLNN băng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu.

Trên cơ sở những nhận thức chung về QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, luận văn tìm hiểu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Attapeu có ảnh hưởng đến khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp; đã khảo sát, phân tích tình hình, đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu, CHDCND Lào trong giai đoạn 2005- 2010; từ đó, rút ra những vấn đề đã giải quyết tốt, chỉ ra những tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp về báo mạng ở tỉnh Attapeu (Chương 2).

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, từ sự khảo sát thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động

này trong giai đoạn 2010-2020. Đó là các vấn đề như: tổ chức, kiện toàn bộ máy cơ quan QLNN; tăng cường kiểm tra, giám sát; xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào…

Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ ở CHDCND Lào. Hoạt động này thể hiện năng lực quản lý xã hội của Nhà nước; mức độ quan tâm của Nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh của công dân, do đó nghiên cứu vấn đề này để có nhận thức và hành động đúng đắn là hết sức cần thiết, nó góp phần khơi gợi các nguồn lực xã hội để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w