Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 87 - 89)

- Bộ Tài chính

3.2.1.2. Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Cải cách bộ máy hành chính là yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp ở CHDCND Lào nói chung và trên địa bàn tỉnh Attapeu nói riêng.

Một số vấn đề lớn hiện nay ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng là quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính rất phiền hà và phức tạp. Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường QLNN bằng pháp luật đòi hỏi các Bộ, ngành chức năng và các cấp chính quyền địa phương phải tập trung chỉ đạo rà soát và sửa đổi những quy định không phù hợp, chồng chéo gây rắc rối phiền hà cho doanh nghiệp, nhất là các quy định về: đăng ký và cấp

giấy chứng nhận kinh doanh; cấp phép đầu tư cho các dự án; thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu; quy trình, thủ tục quản lý thuế…

Yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi cũng như ban hành quy định mới về thủ tục hành chính là phải; đầy đủ, chính xác, đơn giản, nhanh chóng, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với mọi doanh nghiệp; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục, giấy tờ không cần thiết và rút ngắn tối đa thời hạn thực hiện. Phải công bố rộng rãi mọi thủ tục hành chính trong quan hệ với doanh nghiệp; đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của doanh nghiệp.

Các quy định về thể chế và thủ tục hành chính phải xuất phát từ thực tế, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của dân, khắc phục cách nghĩ, cách làm chỉ quan tâm bảo đảm tiện lợi cho cơ quan QLNN, việc khó thường đẩy cho doanh nghiệp. Cần tôn trọng quyền tự quyết, tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật về các hành vi của mình, nâng cao tính tự trọng trong thực hiện pháp luật. Việc lấy ý kiến của dân và doanh nghiệp trước khi ban hành văn bản pháp quy cần được quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc, không làm một cách hình thức.

Theo tinh thần đó, cần đẩy mạnh rà soát và điều chỉnh các quy định hiện hành bất hợp lý, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, giảm mạnh xin- cho; những thủ tục còn phải giữ thì cố gắng đơn giản hóa, để cho dân và doanh nghiệp thực hiện. Hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và giấy tờ cần có đối với từng loại công việc, công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy tiện đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được công bố.

Cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra việc rà soát và điều chỉnh các quy định trên các lĩnh vực. Tiếp tục thí điểm và hoàn thiện mô hình “một cửa”, bảo đảm giải quyết thông suốt các yêu cầu của dân. Mở rộng việc

phân cấp cho chính quyền cấp huyện, cấp bản giải quyết những thủ tục liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Mỗi cơ quan đều phải có quy trình giải quyết các loại công việc và đối với từng loại công đoạn; định rõ thời hạn trả lời dân; khâu nào ách tắc, chậm trễ phải quy trách nhiệm cá nhân; thường xuyên kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w