Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 78 - 81)

- Bộ Tài chính

2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Qua khảo sát thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu, CHDCND Lào, tác giả rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất, về sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của cơ quan cấp

trên. Các hoạt động chính trị - xã hội nói chung nếu được tổ chức và lãnh đạo một cách chặt chẽ và sáng suốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Thực tiễn hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Attapeu cho thấy nếu như có sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên thì hiệu quả QLNN bằng pháp luật đạt hiệu quả cao và ngược lại, những lĩnh vực quản lý mà cấp ủy Đảng và chính quyền chưa coi trọng, chỉ đạo kịp thời thì hiệu quả thu được sẽ rất hạn chế.

Thứ hai, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN với nhau. Sự

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN với nhau là điều kiện hết sức quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN bằng pháp luật nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu.

Khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể quản lý khác nhau, do đó nếu như không có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhưng thực chất không ai quản lý cả; hoặc cùng một chủ thể, một nội dung nhưng lại có quá nhiều cơ quan quản lý. Điều này sẽ gây ra sự đảo lộn trong trật tự QLNN; trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý; đây là những nhân tố làm giảm sút hiệu quả và hiệu lực của QLNN bằng pháp luật.

Thứ ba, muốn QLNN bằng pháp luật có hiệu quả thì phải có hệ thống

pháp luật hoàn thiện, đủ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Trong bối cảnh xây dựng NNPQ, pháp luật giữ một vị trí hết sức quan trọng trong QLNN; do đó, nếu như có một hệ thống pháp luật hoàn thiện thì hoạt động QLNN sẽ diễn ra thuận lợi; ngược lại, nó sẽ là rào cản, thậm chí là kẽ hở để thực hiện các hoạt động phi pháp.

Thứ tư, phát huy nhân tố con người trong hoạt động QLNN. Con

người là nhân tố trung tâm của các hoạt động chính trị - xã hội, trong đó có hoạt động QLNN bằng pháp luật. Thực tiễn trong nhưng năm vừa qua tại CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu cho thấy, ở những nơi nào, vị trí nào mà đội ngũ cán bộ có chất lượng, nhiệt tình thì ở đó công việc diễn ra rất thuận lợi, và ngược lại. Từ những yếu kém, hạn chế trong QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp cho thấy nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ công tác cán bộ. Tình trạng pháp luật không đi vào và phát huy hiệu quả, hiệu lực trong cuộc sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng… cũng đều bắt nguồn từ việc chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao.

Kết luận chương 2

QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản là một hoạt động mới, rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh lâm sản ngày càng khan khiếm, khả năng tái tạo bị giới hạn. Do đó, việc tăng cường QLNN bằng pháp luật để hoạt động này của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Attapeu nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc có những đánh giá về thực trạng QLNN bằng pháp luật, qua đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động này là hết sức cần thiết.

Trong Chương 2, luận văn đã đi vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu, CHDCND Lào trên các vấn đề như: việc xây dựng hệ thống pháp luật; tổ chức của các cơ quan QLNN; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Thông qua việc khảo sát này, luận văn đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN bằng pháp luật; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và bài học kinh nghiệm trong QLNN bằng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở tỉnh Attapeu.

Kết quả và những nhận định qua việc khảo sát thực trạng ở Chương 2 là căn cứ thực tiễn quan trọng để luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu, CHDCND Lào giai đoạn 2010-2015 sẽ được trình bày ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w