Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản phải gắn vớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 81 - 82)

- Bộ Tài chính

3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản phải gắn vớ

về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản phải gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản nói riêng

Đảng NDCM Lào và nhân dân các bộ tộc Lào đang tiến hành xây dựng NNPQ, do đó pháp luật phải trở thành nguyên tắc, chuẩn mực xử sự trong đời sống mà mọi cá nhân và tổ chức đều phải tuân theo. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là chủ yếu; do đó, pháp luật phải được xem là công cụ hữu hiệu nhất trong điều chỉnh hành vi của các chủ thể. Từ những lý do đó cho thấy rằng việc QLNN bằng pháp luật nói chung và đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật phải được sử dụng và thực hiện một cách nhất quán và xuyên suốt quá trình hoạt động QLNN.

Cụ thể, để QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp thì các hoạt động như: cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm; giải quyết các vấn đề xuất nhập khẩu, thông quan; cấp phép khai thác tài nguyên lâm sản của doanh nghiệp… phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Để thực hiện tốt yêu cầu này đòi hỏi đội ngũ cán bộ - công chức của các cơ quan QLNN phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu chấp

hành phát luật. Mặt khác, công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý là pháp luật; do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đặt ra hết sức cần thiết. Chỉ có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, điều chỉnh được hầu hết các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thì việc quản lý mới thực sự có hiệu quả, hiệu lực. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực của QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thì Nhà nước cũng cần kết hợp và sử dụng đồng bộ các công cụ khác như công cụ kinh tế, công cụ thuế và các chính sách xã hội…

Mặt khác, trong bối cảnh tài nguyên lâm sản đang bị khai thác quá mức, nhiều loại tài nguyên đang dần cạn kiệt; hoạt động khai thác theo hướng tận thu đã tác động tới môi trường tự nhiên một cách tiêu cực, đây là mối đe dọa đối với mục tiêu phát triển bền vững của CHDCND Lào hiện nay. Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa công tác QLNN đối vơi khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; kết hợp được khai thác với gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và an ninh - quốc phòng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w