Về xây dựng pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 38 - 39)

của các doanh nghiệp

Trong bối cảnh xây dựng NNPQ, pháp luật là công cụ QLNN chủ yếu; do đó khi nói đến QLNN bằng pháp luật thì yêu cầu đầu tiên đó là Nhà nước phải xây dựng hệ thống luật đầy đủ và đồng bộ. Đồng thời, cần phải ban hành các văn bản quy phạm dưới luật để cụ thể hóa các quy định pháp luật; và điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa được luật hóa (nhưng phải dựa trên các quy định của Hiến pháp, pháp luật).

Hoạt động xây dựng pháp luật cần phải thể chế hoá kịp thời, đầy đủ các quyết sách chính trị của Đảng cầm quyền; chính sách của Nhà nước. Theo đó, hoạt động này cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng NDCM Lào, của Nhà nước CHDCND Lào về phát triển kinh tế, cụ thể là phát triển nông - lâm nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến và chính sách thương mại quốc gia. Phải bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là vùng Tam giác phát triển như đã thỏa thuận giữa Campuchia, Lào và Việt Nam.

Hoạt động xây dựng pháp luật cần hướng tới việc chi tiết hoá các quy định dưới luật hướng dẫn về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nhằm bảo vệ bền vững tài nguyên lâm sản; động viên các thành phần kinh tế tham gia khai thác; đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp và người dân. Thực hiện nguyên tắc tăng cường sự quản lý với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên lâm sản.

Hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp phải phù hợp với năng lực QLNN của các cơ quan Nhà nước, với trình độ văn hoá pháp luật của nhân dân. Hệ

thống các quy định pháp luật phải có những chế tài đủ mạnh để trừng trị các vi phạm, đồng thời phát huy tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật CHDCND Lào, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc ban hành luật; Bộ Nông - Lâm nghiệp, Bộ Công thương và các bộ có liên quan có nhiệm vụ soạn thảo dự án

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w