Xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 67 - 71)

- Bộ Tài chính

2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản

chế biến, buôn bán lâm sản

Trong bối cảnh xây dựng NNPQ, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì việc sử dụng pháp luật làm công cụ QLNN chủ yếu được Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào hết sức quan tâm. Với mục tiêu tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, trong những năm vừa qua, CHDCND Lào đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp.

Hệ thống pháp luật quản lý hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp hiện hành bao gồm toàn bộ VBQPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định. Để tăng cường công tác QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, trong những năm vừa qua Nhà nước CHDCND Lào đã ban hành nhiều VBQPPL quan trọng điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể, Quốc hội nước

CHDCND Lào đã ban hành các luật như: Luật Khuyến khích đầu tư (31-07- 2009); Luật Doanh nghiệp (10-06-2009); Luật Giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về kinh tế (19/5/2005); Luật Phá sản doanh nghiệp (04-09-2008); Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài (22/10/2007); Luật Đất đai sửa đổi (14/8/2008); Luật Điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản của Luật Thuế (16/7/2008)…

Ngoài ra, để cụ thể hóa việc thi hành các luật, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh chưa được quy định trong luật, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào cũng đã ban hành nhiều văn bản như nghị định, quyết định quy định những vấn đề về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là: Quyết định số 206 / TTg quy định về kinh doanh hàng hóa; Chỉ thị số 25/TTg về quản lý rừng và kinh doanh gỗ; Lệnh của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trong cả nước (22/9/2005); Thông báo của Văn phòng Chính phủ về việc các bước tiến hành xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong cả nước (22/9/2005); Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện luật khuyến khích đầu tư nước ngoài kèm theo phụ lục (12/10/2005); Quy định những chính sách riêng nhằm khuyến khích thương mại, đầu tư và du lịch khu vực “Tam giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia” (10/4/2007); Lệnh của Thủ tướng về quản lý lâm nghiệp và kinh doanh gỗ năm 2005-2006 (21/11/2005)…

Trong quá trình xây dựng NNPQ, việc QLNN bằng pháp lý đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp đã được chú trọng và tăng cường. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này không ngừng được hoàn thiện. Nhận thức về vai trò của pháp luật trong QLNN ngày càng đúng đắn; hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng không ngừng hoàn thiện. Mặc dù đã có nỗ lực

lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp; nhưng hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động này hiện vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập như:

- Vẫn còn không ít quy định gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, nộp thuế, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, xin xác nhận nguồn gốc hàng hóa (đặc biệt đối với các sản phẩm sản xuất từ gỗ)…. Vẫn còn tồn tại nhiều quy định của pháp luật lạc hậu, chậm được sửa đổi.

- Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp hiện hành chưa ngang tầm với đòi hỏi của hoạt động QLNN. Hay nói cách khác, pháp luật chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong QLNN. Hệ thống pháp luật với tư cách là công cụ QLNN hiệu quả vẫn còn thiếu quy định cụ thể. Các VBQPPL phần lớn chỉ mang tính định khung, còn những vấn đề cụ thể chỉ được thực hiện khi có văn bản hướng dẫn, điều này dẫn tới tình trạng các văn bản dưới luật chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống VBQPPL.

Phần lớn các văn bản để đi vào thực tế thì Chính phủ phải ban hành nghị định để cụ thể hoá; nhiều nghị định của Chính phủ lại giao cho bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn thi hành. Do đó, khi triển khai thực hiện pháp luật thường ít mang lại hiệu quả cao, vì phải chờ văn bản của các cấp khác nhau.

- Tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, các văn bản dưới luật khác nhau chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Vẫn còn tình trạng chồng chéo trong hệ thống các quy định pháp luật. Việc nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với số lượng rất lớn các VBQPPL liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của

các doanh nghiệp đã tạo ra không ít sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp lý. Do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Sự cồng kềnh, tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì thế, kém hiệu lực. Thực trạng hệ thống pháp luật như vậy thì việc áp dụng, thực hiện pháp luật không hề dễ dàng đối với cán bộ, công chức có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

- Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật bất hợp lý, còn cứng nhắc. Cách phân công soạn thảo VBQPPL hiện nay dễ dẫn đến tình trạng cục bộ trong các quy định pháp luật. Hoạt động hệ thống hóa, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hóa không được thực hiện thường xuyên, nên những bất cập trong hệ thống pháp luật kéo dài, chậm được khắc phục. Chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra tính hợp Hiến và hợp pháp của VBQPPL.

- Sự thiếu ổn định của các quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật cần có sự ổn định tương đối, đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Hệ thống pháp luật QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nước CHDCND Lào vẫn thường hay thay đổi. Đây là hệ quả tất yếu trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Hiện vẫn còn nhiều VBQPPL tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện, hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Sự thiếu ổn định của hệ thống pháp luật đã dẫn tới những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.

- Hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu tính minh bạch. Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng, đây là một trong những tiêu chí

đánh giá sự dân chủ, tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở sự công khai, có thể dự đoán trước. Quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưa tạo được cho công chúng những tiếp cận và tham gia cần thiết. Các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và của công chúng nói chung chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu; tính tích cực công dân tham gia xây dựng pháp luật nhìn chung chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w