Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 100 - 102)

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý

3.2.3.1. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

Để hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở CHDCND Lào nói chung và

tỉnh Attapeu nói riêng có hiệu lực, hiệu quả thì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật phải không ngừng được tăng cường.

Để hoạt động thanh tra, kiểm tra phát huy hiệu quả, trước hết cần quy định rõ địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Để phù hợp với thực tiễn, cơ quan thanh tra, kiểm tra phải có được vị trí pháp lý độc lập, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực được phân công nhưng đồng thời phải bảo đảm tính độc lập tương đối của hoạt động thanh tra. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tính chủ động trong việc tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra, từ đó cơ quan thanh tra phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực, tính khách quan của các kết luận thanh tra.

Để tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới cần tập trung vào việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành. Việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra một cách bình thường, không làm gián đoạn, cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình kiểm tra, thanh tra. Cụ thể, hàng năm các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra cần lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ; kế hoạch thanh tra cần được sự bàn bạc, thống nhất giữa các cơ quan thanh tra, tránh tình trạng thụ động khi thanh tra, kiểm tra và khắc phục hiện tượng hàng năm doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra thuộc nhiều cơ quan QLNN khác nhau.

Trước mắt cần đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nông - lâm nghiệp và công thương; bởi vì đây là hai ngành có sự tham gia nhiều nhất các hoạt động quản lý khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Cùng với đó cần đẩy mạnh thanh tra việc chấp hành pháp luật về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp, kịp thời nhằm

ngăn chặn và xử lý các loại hành vi vi phạm như: khai thác gỗ trái phép; săn bắt, nuôi nhốt động vật trái phép; gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu hàng hóa lâm sản… Đây là nhóm các hành vi mà các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện làm tổn hại đến các giống loài, nguồn gen động thực vật rừng, làm tổn hại đến đa dạng sinh học rừng của địa phương.

Đồng thời cần đẩy mạnh hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định về nội dung giấy phép hoạt động khai thác lâm sản. Cần ngăn chặn kịp thời việc khai thác lâm sản trái phép; thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ bảo vệ rừng của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác lâm sản như: thực hiện giấy phép khai thác, áp dụng công nghệ khai thác và chấp hành các quy định khác của pháp luật và bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường; việc phục hồi môi trường, sự đa dạng sinh học…

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w