Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 49 - 50)

- Bộ Tài chính

1.2.5.2. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, giá cả cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Nó là guồng máy vận hành của nền kinh tế hàng hóa phát triển, là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn tài nguyên, công nghệ, sức lao động. Căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào?

Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt ưu điểm thì cũng tồn tại không ít hạn chế đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Ưu điểm lớn nhất của cơ chế thị trường là tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, huy động hết các nguồn lực của xã hội. Nhưng nó cũng bộc lộ hạn chế đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, “cá lớn nuốt cá bé”, sản xuất không theo kế hoạch mà chạy theo lợi nhuận nên dễ gây nên đổ vỡ; và các tác động về xã hội như: phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường… Để cho cơ chế thị trường vận hành một cách hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước thông qua vai trò điều tiết và định hướng.

Cơ chế thị trường giữ vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN nói chung và QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nói riêng. Trong nhiều năm qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đã góp phần khơi dậy sức sáng tạo; làm sống dậy các tiềm năng, các nguồn lực của xã hội và do đó, góp phần tạo nên những thành quả đáng kể về sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội của CHDCND Lào.

Tuy nhiên, hệ thống thể chế kinh tế của CHDCND Lào hiện nay vẫn đang còn tồi tại nhiều khiếm khuyết như: hệ thống luật pháp về kinh tế vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, nhiều đạo luật quan trọng chưa được hình thành hoặc chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường; công tác định hướng phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu sót, trong hệ thống chính sách kinh tế đã xuất hiện những yếu tố làm chậm tiến trình của công cuộc cải cách theo hướng thị trường; các chính sách, quy định còn lúng túng trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội; năng lực kiến tạo và vận hành thể chế của bộ máy nhà nước còn những hạn chế. Đây là những yếu tố có tác động trực tiếp đến QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở CHDCND Lào hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w