Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 85 - 87)

- Bộ Tài chính

3.2.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản lý là vấn đề quan trọng đối với hoạt động quản lý, trong đó có QLNN. Hoạt động QLNN bằng pháp luật nói chung và trong lĩnh vực khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp sẽ không đạt hiệu quả cao nếu như không có tổ chức bộ máy phù hợp.

Cùng với hệ thống VBQPPL điều chỉnh hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là hệ thống bộ máy thực thi pháp luật cần phải được sắp xếp một cách khoa học thì hoạt động QLNN bằng pháp luật mới phát sinh hiệu quả và hiệu lực trong thực tế. Bộ máy QLNN là bộ phận trực tiếp đưa pháp luật vào cuộc sống, là cơ quan thực thi pháp luật. Trong những năm vừa qua, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là bộ máy tổ chức còn bất cập với yêu cầu thực tế.

Ở cấp Trung ương, việc sắp xếp bộ máy QLNN đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Phân định rõ ràng thẩm quyền và chức năng của Chính phủ và các bộ ngành trong QLNN bằng pháp luật đối với khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Cụ thể, cần phân định rõ chức năng QLNN về tài nguyên rừng giữa Bộ Nông - Lâm nghiệp với Ủy ban tài nguyên nước và môi trường; chức năng QLNN về đất rừng, mối quan hệ giữa sử dụng đất rừng với khai thác lâm sản giữa Bộ Nông - Lâm nghiệp với Cơ quan quản lý đất đai Quốc gia; chức năng giữa Bộ Nông - Lâm nghiệp với Bộ Công thương trong việc cấp giấy phép khai thác lâm sản; chức năng QLNN giữa Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông - Lâm nghiệp trong việc cấp hạn ngạch xuất khẩu lâm sản; đặc biệt là xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đổi mới hệ thống các cơ quan thanh tra, phân định rõ thanh tra nhà nước với thanh tra chuyên ngành; khi cần thiết thì lập đoàn thanh tra liên ngành thay vì thanh tra từng ngành, lĩnh vực như hiện nay.

- Phân định rõ thẩm quyền trong QLNN bằng pháp luật giữa chính quyền Trung ương và địa phương.

Cần quy định rõ ràng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở cấp trung

ương và ở cấp địa phương. Khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, thẩm quyền như hiện nay.

Cùng với việc phân định chức năng, thẩm quyền thì cũng cần phải từng bước kiện toàn cơ quan QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở cấp tỉnh và ở cấp huyện và cấp bản. Hiện nay ở cấp huyện đã có cấp phòng QLNN về các hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp nhưng ở cấp bản thì chưa, trong lúc luật quy định đây cũng là cấp tham gia QLNN. Cần phải tăng cường cho cấp bản cả về tổ chức và nhân sự, bởi vì đây là cấp quản lý liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp. Việc mở rộng thẩm quyền, đẩy mạnh phân cấp cho cấp bản là cần thiết, nhưng cũng cần phải đi đôi với vấn đề đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ có chức năng QLNN về khai thác, chế biến, buôn bán lâm sản của các doanh nghiệp ở cấp này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhànước bằng pháp luật đối với hoạt động khai thác, chế biến, buôn bán lâmsản của các doanh nghiệp tại tỉnh Attapeu Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào” (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w